Nhận xét chung

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 70 - 73)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Nhận xét chung

Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam thông qua cơ sở hạ tầng và CSVC - KT, tình hình khách du lịch và doanh thu, sản phẩm dịch vụ, nguồn lực lao động, cơ cấu tổ chức, công tác tuyên truyền, quảng bá, quản lý của chính quyền địa phương tại các KDL tỉnh Quảng Nam và đánh giá theo nguyên tắc của du lịch sinh thái lần lượt thông qua các tiêu chí đánh giá như mức độ đảm bảo giáo dục và thuyết minh môi trường, hiện trạng hỗ trợ bảo tồn tự nhiên, sự tham gia của cộng đồng địa phương và vấn đề bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bản địa, kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số khách du lịch cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ mà các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam cung cấp, trong đó có dịch vụ lưu trú, ăn uống và giải trí.

Về cơ sở hạ tầng và CSVC - KT, hiện nay tỉnh Quảng Nam cũng đã đầu tư hạ

tầng phát triển du lịch. Tuy nhiên, đối với các KDL sinh thái của tỉnh hiện nay vẫn chưa có sự đồng bộ giữa các KDL với nhau. Xét về quy mơ, hồn thiện nhất có thể nói đến KDL sinh thái Hồ Phú Ninh, các KDL còn lại như Rừng Dừa Bảy Mẫu mà nhất là KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II không trang bị đầy đủ cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho khách du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú và giải trí rất sơ sài.

Về tình hình khách du lịch, hiện nay số lượng khách du lịch đến tham quan

63

thái Hồ Phú Ninh và KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu với hàng trăn nghìn lượt khách mỗi năm. Trong khi đó, mặc dù số lượng khách đến tham quan KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn tăng đều nhưng so với 2 KDL còn lại vẫn còn rất thấp.

Tuy các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam có lượng lượng khách tăng nhưng còn hạn chế về số lượng so với toàn tỉnh. Thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống chủ yếu là khách Châu Âu và Bắc Mỹ giảm mạnh mà thay vào đó theo xu hướng chung của cả nước là thị trường khu vực Châu Á, chủ yếu là thị trường Đơng Bắc Á. Trong đó chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đến tham quan theo xu hướng du lịch sinh thái rất đông.

Về nguồn lực lao động tại các KDL sinh thái của tỉnh hầu như chưa thực sự

thu hút cộng đồng địa phương tham gia. Nói về lực lượng đơng đảo nhất sẽ là KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu với gần 1000 người làm du lịch. Tuy nhiên, nếu xét về trình độ bằng cấp của đội ngũ nhân viên tỉnh Quảng Nam nói chung và KDL sinh thái nói riêng thì khơng cao. Người dân Quảng Nam sinh ra và lớn lên trên mãnh đất khơ cằn với nghề trồng lúa ni lợn là chính nên việc tự làm du lịch hầu như vẫn còn rất mới lạ. Lực lượng lao động tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam tuy có một lịng hiếu khách nhưng khơng qua một q trình đào tạo để làm du lịch nên vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đi du lịch của khách du lịch. Chính vì thế mà hoạt động sản xuất sản phẩm tại các KDL sinh thái hầu như tự phát không được chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ.

Việc đánh giá hiện trạng hoạt động của các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam theo nguyên tắc của DLST cho biết mức độ hoạt động của các KDL sinh thái hiện nay đang ở mức độ nào, có đáng báo động hay khơng. Nếu xét về mặt vị trí, KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu và Hồ Phú Ninh thuận lợi hơn rất nhiều lần so với KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II. Một mặt, hai KDL kia nằm trên các tuyến đường huyết mạch nối từ Đà Nẵng đến Tam Kỳ. Mặt khác, lại nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng khơng chỉ trong nước mà cịn nổi tiếng ra cả thế giới như Phố cổ Hội An, Khu nghĩ dưỡng phức hợp Vinpearl Nam Hội An, Tượng đài Mẹ Thứ,… là điều kiện rất thuận lợi để có thể liên kết với các điểm du lịch nổi tiếng với các KDL sinh thái. Ngược lại, KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II nằm cách xa đường quốc lộ, cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, người dân địa phương lại không quan tâm đến du lich. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng khơng có động thái gì để quảng bá hình

64

ảnh, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng vốn có của KDL, khiến cho tiềm năng du lịch của KDL xã Duy Sơn bị chìm một cách đáng báo động.

Trên những cơ sở đó, các doanh nghiệp đầu tư cần tìm hiểu những vấn đề cần phải khắc phục và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ để đáp ứng tối đa yêu cầu của khách du lịch. Để du lịch của từng khu vực từng bước phát triển, thu hút khách du lịch và tăng doanh thu, góp phần đáng kể vào doanh thu của cộng đồng địa phương và ngân sách của tỉnh.

65

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH SINH THÁI TẠI QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 70 - 73)