7. Bố cục của đề tài
3.2. Một số giải pháp phát triển khu du lịch tại Quảng Nam
3.2.2. Tăng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, vật chấ t kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng, CSVC - KT là một trong những tiêu chí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch của KDL. Đóng vai trị quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, quyết định mức độ hài lòng của khách du lịch đối với hoạt động du lịch của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay tại các KDL, vấn đề đầu tư kinh phí cho cơ sở hạ tầng, CSVC - KT cịn khó khăn. Có những
72
KDL sinh thái khơng đủ chi phí để trích phần trăm nâng cấp và sửa chữa cơ sở hạ tầng, CSVC - KT. Chính vì vậy, để có thể giải quyết vấn đề khó khăn này, địi hỏi ban quản lý KDL hay tổ chức du lịch phải:
- Tập trung huy động kêu gọi các nguồn vốn đầu tư lớn và trong thời gian
dài từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay có lãi suất thấp như TPbank,
Techcombank,… Vốn đầu tư là cơ sở, là tiền đề để khơi dậy tiềm năng du lịch tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, đầu tư nguồn vốn để có thể đủ kinh phí trong việc cải thiện mạnh mẽ điều kiện hạ tầng giao thông nhất là tuyến đường vành đai, đường vào các KDL sinh thái. Đồng thời, tạo kết nối cao giữa các khu DL dọc tuyến đường ven biển, tái tạo cơ sở hạ tầng.
- Kiến nghị với chính quyền địa phương các cấp huyện Duy Xuyên trích nguồn kinh phí hỗ trợ đối với KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II phải cao hơn
mức trích 4,5% trên tổng kinh phí tái tạo của KDL theo Quyết định số 43/2014/QĐ- UBND ngày 22/12/2014 [55]. Đối với KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu và KDL sinh thái Hồ Phú Ninh, hai KDL sinh thái này hoạt động dưới sự quản lý của các tư nhân nên nguồn vốn có hạn từ ngân sách. Đồng thời, tại 2 KDL này có sự tham gia đơng đảo của cộng đồng địa phương, vì vậy chủ kinh doanh KDL sinh thái chủ trương kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa từ lực lượng lao động này.
Tuy nhiên, đó là xét về mặt lý thuyết nhưng trên thực tế, chính quyền địa phương phải có những chính sách đúng đắn trong việc đặt du lịch lên trên thì mới có thể kêu gọi các nhà đầu tư. Trước mắt, với những doanh nghiệp đến đầu tư phát triển du lịch phải trình bày phương án và yêu cầu gần gũi với thiên nhiên, hạn chế tình trạng bê tơng, khai phá rừng và hệ sinh thái điển hình làm phá vỡ cảnh quan. Tránh tình trạng tự ý đầu tư quy hoạch dẫn đến hệ lụy phân tán, không tập trung, xâm hại đến môi trường tự nhiên.