Về phía Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 127 - 131)

- Các rủi ro về thị trường

3.3.2. Về phía Kiểm toán Nhà nước

3.3.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ

Đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực kiểm toán nợ công là yêu cầu đặt ra đối với KTNN. Do các nghiệp vụ nợ, công tác quản lý nợ công cũng như đánh giá chính sách quản lý nợ, chiến lược nợ công là công việc hết sức phức tạp. Ngoài ra, những tác động của các công cụ tài chính mới, những rủi ro đối với tài chính, ngân sách quốc gia đòi hỏi

phải có lực lượng cán bộ chuyên môn có trình độ cao mới có thể đánh giá, đưa ra những khuyến cáo ngăn ngừa, hạn chế, rủi ro. Theo thoả thuận Mexico của INTOSAI, khi kiểm toán nợ Chính phủ, cơ quan kiểm toán tối cao cần làm sao để cán bộ nhân viên của mình có những kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu hoặc có thể sử dụng hiểu biết chuyên môn ở bên ngoài. Do nội dung kiểm toán phức hợp với những điều kiện thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải không ngừng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, các cơ quan kiểm toán tối cao cần dự kiến việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu tổ chức để qua đó đạt được những mục tiêu đã xác định. Cơ quan kiểm toán tối cao cần tiếp tục xây dựng năng lực của mình để có thể đánh giá được những tác động và những rủi ro của các công cụ tài chính mới.

Trong đào tạo đội ngũ kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nợ công cần chú trọng đào tạo kiến thức và những am hiểu về nợ công. Kiến thức về nợ công cần được đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ nợ, về tỷ giá hối đoái, các nghiệp vụ vay, trả nợ, hạch toán nợ công. Các nội dung này về cơ bản đã được pháp luật Việt Nam quy định và các định chế tài chính quốc tế biên soạn cẩm nang về nghiệp vụ nợ và quản lý nợ công. Ngoài ra, các kiểm toán viên cần được dào tạo các kiến thức về kinh tế vĩ mô và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế, chính sách tài khoá. Bởi các kiến thức này liên quan đến việc hình thành các ý kiến, nhận định về quản lý nợ, chính sách nợ của Chính phủ. Các kiến thức về ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước, vị thế ngân sách, bền vững ngân sách nhà nước cũng là những nội sung quan trọng cần được trang bị để kiểm toán viên am hiểu.

Cần trang bị để các kiểm toán viên luôn có ý thức rằng vấn đề nợ và quản lý nợ công là vấn đề khó, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như liên quan đến tình hình chính trị và an inh quốc gia. Do vậy mỗi bản thân phải luôn có ý thức để trang bị hành trang về kiến thức kinh tế, xã hội, chính trị nói chung cũng như những kiến thức về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý nợ nói riêng.

3.3.2.2. Ứng dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán trong điều kiện môi trường tin học hoá và kiểm toán bằng máy vi tính

Ngày nay, công nghệ tin học đã phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của sản xuất và đời sống đã trở thành phổ biến, tạo ra môi trường làm việc mới đem lại năng suất và hiệu quả hơn. Bởi vậy, để có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ công tác kiểm toán trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi các KTV cũng phải có những công cụ hỗ trợ về công nghệ thông tin mới có thể tiếp cận được đối tượng kiểm toán và thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả. Do những đặc thù của môi trường tin học nên ngoài những

yêu cầu chung đối với KTV, thì yêu cầu phải có kiến thức về máy tính, có kiến thức sâu về tin học hoá, kinh nghiệm về kiểm toán bằng máy vi tính để tiến hành các phương pháp - kỹ thuật kiểm toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán sẽ giúp cho KTV nâng cao hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm thời gian kiểm toán.

3.3.2.3. Tổ chức đơn vị riêng về kiểm toán hoạt động

Theo thông lệ và kinh nghiệm của các nước có cơ quan kiểm toán tối cao phát triển thì việc thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động được tách riêng ra khỏi kiểm toán báo cáo tài chính và được tổ chức thành đơn vị riêng.

Những năm gần đây, KTNN chủ trương tăng cường kiểm toán hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, các cuộc kiểm toán đang thực hiện kết hợp cả kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động mà chưa có các cuộc kiểm toán hoạt động riêng. Một số cuộc kiểm toán chương trình mục tiêu, kiểm toán chuyên đề đã tăng cường loại hình kiểm toán hoạt động, tuy nhiên các cuộc kiểm toán này thường có quy mô lớn với nhiều mục tiêu được lồng ghép nên kết quả kiểm toán chưa đạt như mong đợi. Việc tổ chức riêng đơn vị kiểm toán hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp với các thông lệ tốt nhất về kiểm toán hoạt động nói chung và kiểm toán hoạt động về nợ công nói riêng.

Nợ công đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nợ công của KTNN góp phần vào quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vay, nợ công, tạo đà cho sự phát triển kinh tế đất nước và phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro có thể xây ra, Luận án đã giải quyết một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa các khái niệm, các vấn đề lý luận cơ bản về nợ công và kiểm toán nợ công; đi sâu phân tích vài trò của nợ công trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong điều kiện Việt Nam nói riêng; đánh giá những ảnh hưởng trọng yếu của việc vay nợ trong mối tương quan với yêu cầu phát triển hiện nay và nghĩa vụ trả nợ cũng như tác động tiêu cực có thể có trong tương lai. Từ đó, tập trung phân tích, đánh giá những yêu cầu về quản lý và sử dụng các khoản nợ cộng một cách có hiệu quả, làm rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán nợ công.

Thứ hai, về thực tiễn:

- Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận, tình hình về nợ công, quản lý nợ công và thực trạng kiểm toán nợ công ở Việt Nam, phân tích mục tiêu chiến lược phát triển của Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, Tác giả Luận án đã nghiên cứu định hưởng kiểm toán nợ công trong giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam.

- Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tập trung vào hai nhóm vấn đề, bao gồm: (1) hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về kiểm toán nợ công như căn cứ kiểm toán nợ công, xác định mục tiêu và nội dung kiểm toán nợ công một cách đầy đủ, xây dựng quy trình, cẩm nang kiểm toán nợ công; (2) tổ chức thực hiện kiểm toán nợ công như lựa chọn loại hình kiểm toán, bố trí nhân sự, thời gian kiểm toán, công khai kết quả kiểm toán.

- Các điều kiện nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm toán nợ công, trong đó có các điều kiện về phía nhà nước và các điều kiện về phía Kiểm toán Nhà nước. Bao gồm: Tạo điều kiện về cơ sở pháp lý; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời; công khai minh bạch về quản lý nợ công; hoàn thiện chính cơ chế quản lý nợ công; đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực kiểm toán nợ công; ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán có hiệu quả; tổ chức đơn vị riêng về kiểm toán hoạt động.

Thứ ba, nội dung luận án đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Những giải pháp được đề cấp trong luận án được dựa trên những vấn đề lý luận và những đánh giá được rút ra từ thực trạng. Để các giải pháp có tính khả thi và phát huy hiệu quả cao

hơn, ngoài trách nhiệm của bản thân cơ quan KTNN, rất cần đến sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đơn vị được kiểm toán.

Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành Luận án. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, được xã hội quan tâm, phạm vi nghiên cứu rộng; nhiều nội dung còn gây tranh luận và quan điểm khác nhau cả về lý luận và thực tiễn quản lý nợ công cũng như kiểm toán nợ công do đó chắc chắn nội dung Luận án không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Tác giả Luận án rất mong các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nợ công và kiểm toán nợ công đóng góp để Tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề ngày càng được đầy đủ và hoàn thiện hơn góp phần thiết thực vào quá trình hoàn thiện việc quản lý, sử dụng và kiểm toán nợ công./.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 127 - 131)