Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội; phân phối lợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 86 - 87)

dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân phối lợi ích công bằng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

- Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường vai trò của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá. Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ.

Tác động nợ công đến kinh tế vĩ mô

Tác động tích cực:

+ Nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng được đầu tư bằng nguồn vốn vay công;

+ Nhiều chương trình cải cách kinh tế, cải thiện môi trường, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội được ưu tiên sử dụng từ nguồn vốn vay;

+ Nguồn vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, cho vay lại đã có đóng góp thiết thực đối với sự phát triển của một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính;

+ Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất thấp.

Những vấn đề tồn tại cơ bản:

+ Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, tạo sức ép thúc đẩy gia tăng nợ công (vốn vay đáp ứng 30-40% nhu cầu của Bô, ngành, địa phương và doanh nghiệp);

+ Chỉ số kinh tế vĩ mô thấp hơn mục tiêu đề ra do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước;

+ Điều chỉnh chính sách tỷ giá ngoại hối góp phần làm cho quy mô nợ công bằng ngoại tệ quy VND tăng lên;

+ Huy động vốn trong nước còn khó khăn, huy động vốn ODA còn thụ động; + Các rủi ro đối với danh mục nợ công cần được xử lý;

+  Phân bổ sử dụng vốn vay còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Quan điểm chủ đạo thực hiện Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được xác của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được xác định:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 86 - 87)