Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 125 - 126)

- Các rủi ro về thị trường

3.3.1. Về phía Nhà nước

3.3.1.1. Tạo điều kiện về môi trường pháp lý

Địa vị pháp lý của KTNN trong hệ thống các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính công của Nhà nước hiện nay đã được quy định trong Luật kiểm toán, KTNN là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật phục vụ cả Quốc hội và Chính phủ, giúp Quốc hội thực hiện có hiệu quả chức năng quyết định và giám sát NSNN. Đây là một quyết sách đúng đắn có căn cứ khoa học và thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế. Hầu hết các nước trên thế giới đều xem kiểm tra giám sát từ bên ngoài hệ thống NSNN được thực hiện thông qua KTNN. Mục đích của hệ thống giám sát này là đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc kiểm tra và xử lý những vấn đề mà hệ thống kiểm soát nội bộ chưa giải quyết được. Để giải quyết được vấn đề này thì một trong những vấn đề quan trọng là phải tăng cường năng lực và địa vị pháp lý cho KTNN.

Để thiết chế được như vậy, ngoài việc ban hành Luật KTNN trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp những quy định về KTNN. Hiến pháp quy định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, thực hiện quyền kiểm tra mọi cơ quan đơn vị có sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước và tài sản công. Quy định về tính độc lập của cơ quan KTNN, theo đó cơ quan KTNN có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Với cơ chế tổ chức hoạt động như trên, KTNN có thể trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho Quốc hội trong việc giám sát nợ công, có cơ sở trong việc đưa ra những

phán quyết mang tính khách quan và độc lập về những vấn đề có liên quan đến nợ công, như:

- Giúp Quốc hội thẩm định các khoản cần vay nợ nước ngoài và phân tích các báo cáo và thuyết trình do Chính phủ thuyết trình;

- Giúp Quốc hội phân tích và phản biện các dự án, chương trình quốc gia quan trọng cần vay nợ bên ngoài để thực hiện;

- Giúp Quốc hội thẩm định, đánh giá và xử lý những vụ việc về nợ công thuộc phạm vi trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, ngành, các địa phương;

- Tư vấn cho Quốc hội trong việc xem xét và thông qua các chính sách pháp luật do Chính phủ soạn trình;

Việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ của KTNN sẽ có tác động tốt đến cơ chế hoạt động của hệ thống NSNN, là điều kiện để việc lập và thẩm định dự toán NSNN được thực hiện một cách khoa học và đảm bảo chất lượng hơn. Đồng thời với việc Nhà nước ban hành Luật KTNN, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thành hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan, chủ yếu là các đạo luật kinh tế, ngân sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kiểm toán nói chung và công tác thẩm định dự toán ngân sách có chất lượng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 125 - 126)