Xây dựng Cẩm nang (sổ tay) kiểm toán nợ công

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 118 - 120)

- Việc kiểm toán nợ công phải được đặt trong nguyên tắc kiểm soát nợ công vớ

3.2.6. Xây dựng Cẩm nang (sổ tay) kiểm toán nợ công

Kiểm toán Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng Cẩm nang kiểm toán nợ công nhằm hướng dẫn kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán nợ công được đầy đủ, thuận lợi và hiệu quả. Cẩm nang kiểm toán nợ công cần bao gồm các nội dung chính là:

- Các khái niệm liên quan đến nợ công và các văn bản pháp lý có liên quan đến nợ công và quản lý nợ công;

- Cơ sở pháp lý liên quan đến kiểm toán nợ công; - Quy trình kiểm toán nợ công;

- Hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán nợ công;

- Các hướng dẫn tương ứng với các loại hình, phương thức kiểm toán được áp dụng cho từng cuộc kiểm toán nợ công;

- Những vấn đề cần lưu ý và kinh nghiệm trong kiểm toán nợ công.

Quá trình xây dựng cẩm nang kiểm toán cần nghiên cứu những hướng dẫn và kinh nghiệm kiểm toán nợ công của Uỷ ban nợ công (PDC) – INTOSAI. Các báo cáo, cẩm

nang và nghiên cứu của Uỷ ban nợ công (PDC) mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho việc tiến hành kiểm toán nợ công. Có thể liệt kê một số hướng dẫn và những kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nợ công như sau:

(1) Cẩm nang về định nghĩa và công khai, minh bạch liên quan đến nợ công: Đây là tài liệu cơ bản mà PDC xuất bản với mục tiêu hướng dẫn, định hướng những vấn đề cơ bản của nợ công cũng như vai trò của SAIs...vv.. từ đó có thể có một định nghĩa và những hiểu biết chính xác phục vụ cho nghiên cứu kiểm toán nợ công.

(2) Cẩm nang hướng dẫn việc lên kế hoạch và tiến hành kiểm toán hoạt động kiểm soát nội bộ của nợ công

Qua tài liệu này, PDC chỉ rõ: các SAIs có thể định nghĩa phạm vi của kiểm toán nợ công bằng cách sử dụng 5 thành phần của một hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi trường Kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Thông tin, Truyền thông; Đánh giá.

Mỗi một thành phần của hệ thống trên có thể coi như một cánh cửa mở ra một lĩnh vực kiểm toán tiềm năng. Mỗi thành phần trên dẫn tới những mảng mà hoạt động kiểm toán có thể khác nhau về phạm vi cũng như tính phức tạp của nghiệp vụ kiểm toán cần sử dụng. Cánh cửa thứ nhất, Môi trường Kiểm soát - dẫn các kiểm toán viên tới hoạt động thẩm tra quan điểm, nhận thức và các hoạt động liên qua đến việc kiểm soát nợ công. Cánh cửa này có thể mở bởi các SAIs có chức năng kiểm toán tính hiệu quả của quản lý nợ. Bốn mảng kiểm soát nội bộ còn lại có mối quan hệ mật thiết với các nghiệp vụ kiểm toán truyền thống liên quan đến kiểm soát nội bộ. Ví dụ, đánh giá rủi ro sẽ dẫn kiểm toán viên tới việc nhận biết những hiện tượng và hoàn cảnh có tác động lên khả năng quản lý nợ nhằm theo dõi, xử lý và báo cáo thông tin về nợ.

(3) Cẩm nang hướng dẫn tiến hành kiểm toán nợ công- Việc sử dụng các thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán tài chính

Theo cẩm nang các kinh nghiệm liên quan đến việc sử dụng các thử nghiệm (test) kiểm toán cơ bản giúp kiểm toán viên thu được các bằng chứng hoàn thiện, xác đáng và có lý nhằm hỗ trợ việc đưa ra nhận xét và kết luận. Mục đích của các thử nghiệm cơ bản (substantive tests) trong kiểm toán nhằm giúp kiểm toán viên quyết định xem các giá trị tiền tệ của các chứng từ và số dư nợ công được định khoản chính xác.

Bên cạnh các thử nghiệm kiểm toán kể trên, các kiểm toán viên có thể tiến hành các quy trình phân tích để so sánh các giá trị thực tế và kì vọng giữa các biến số tài chính trọng yếu. Mục đích của việc so sánh này là nhằm nhận biết và điều tra lý do cho bất cứ

mối quan hệ bất thường nào giữa các giá trị thực tế và giá trị kì vọng, ví dụ giá trị thực tế và giá trị kì vọng giữa tỉ lệ lãi suất trong các văn bản pháp quy và chi phí lãi suất thực tế. Các quy trình phân tích bao gồm việc phân tích số dư của các tài khoản dựa trên kì vọng của kiểm toán viên. Kiểm toán viên phát triển một kì vọng hoặc ước tính về lượng nào được định khoản, và việc phát triển nàycần dựa vào phép phân tích và hiểu biết về mối quan hệ giữa các con số được định khoản với các dữ liệu khác. Việc ước tính này sau đó được sử dụng để hình thành nên kết luận về các con số được định khoản. Một tiền đề cơ bản ẩn dưới các quy trình phân tích là những mối quan hệ hợp lý giữa các dữ liệu có có thể đáp ứng được kì vọng chiếm ưu thế trừ phi các điều kiện được biết sẽ làm thay đổi mối quan hệ.

(4) Sổ tay các thuật ngữ tham khảo khi tiến hành kiểm toán hoạt động nợ công:

Đây là tài liệu mà PDC xuất bản với mục tiêu thống nhất việc định nghĩa các thuật ngữ, điều khoản tham khảo khi tiến hành kiểm toán hoạt động nợ công. Ví dụ: cơ cấu nợ, đánh giá rủi ro, chỉ số rủi ro, chỉ số bền vững, các thông lệ trong quản lý nợ...vv..

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w