Thực trạng việc xác định nội dung kiểm toán nợ công

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 71 - 72)

20 Canada 72 49 Thổ Nhĩ Kỳ

2.2.3. Thực trạng việc xác định nội dung kiểm toán nợ công

Trong vài năm gần đây, khi thực hiện việc kiểm toán Quyết toán NSNN, thì KTNN đã chú trọng hơn đến việc kiểm toán nợ công.

Kể từ năm ngân sách 2002, khi Luật ngân sách sửa đổi được ban hành và có hiệu lực với quyết toán ngân sách năm 2002, khi kiểm toán quyết toán NSNN, KTNN luôn đề cập đến quản lý nợ công cũng như có một vài nhận định đánh giá về nợ công. Đối với nợ do các địa phương vay theo khoản 3 điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước đã được KTNN quan tâm hơn ở khía cạnh tuân thủ. Kể từ khi Luật ngân sách ra đời và có hiệu lực (năm ngân sách 1997), các địa phương được quyền vay để đầu tư xây dựng các công trình nhằm phát triển kinh tế ở địa phương. Khi kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương, KTNN luôn quan tâm xem liệu các địa phương có đưa vào cân đối ngân sách hay không, có báo cáo đầy đủ hay không? việc trả lãi vay ra sao? sử dụng các khoản vay vào mục đích gì, và có đảm bảo mức vay theo luật định hay không?

Khi kiểm toán các quỹ ngoài ngân sách như Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), KTNN cũng đã chú trọng đến kiểm toán các khoản vay về cho vay lại và mục đích sử dụng các khoản vay để đảm bảo quản lý chặt chẽ. Chẳng hạn như việc kiểm toán việc vay về cho vay lại thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam với sự quan tâm chủ yếu là việc cho vay các dự án có đúng mục tiêu của Chính phủ hay không? có nghĩa là quan tâm tới đối tượng cho vay? việc thu hồi lãi và gốc ra sao?... Kể từ khi Luật ngân sách sửa đổi có hiệu lực với quyết toán NSNN năm 2002, cùng với sự ra đời của Nghị quyết 387/2002/NQ-UBTVQH11 thì hệ thống báo biểu quyết toán NSNN hàng năm yêu cầu phải báo cáo kèm theo việc vay về cho vay lại. Tuy nhiên trong kiểm toán quyết toán NSNN hàng năm còn ít chú trọng vấn đề này.

Hàng năm KTNN đã hướng dẫn một số nội dung kiểm toán chủ yếu trong đó hướng dẫn nội dung kiểm toán một số lĩnh vực có sử dụng nợ công:

- Đối với lĩnh vực Ngân sách nhà nước: Kiểm toán việc lập và phân bổ ngân sách của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu phải kiểm toán, đánh giá tình hình bố trí vốn đối ứng cho các công trình dự án sử dụng vốn ODA theo cam kết, bố trí vốn để thu hồi vốn vay theo khoản 3 điều 8 Luật NSNN; Kiểm toán tình hình thực hiện và đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ; kiểm toán, đánh giá hiệu quả đầu tư các khoản huy động theo khoản 3 điều 8 Luật NSNN, đánh giá tình hình giải ngân, những vướng mắc khó khăn, việc tuân thủ các quy định của Nhà nước...

- Đối với các Dự án, chương trình sử dụng nguồn nợ công: Đánh giá tính tuân thủ, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư, phát hiện sai phạm thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn; đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án, tiến độ giải ngân, đảm bảo vốn đối ứng, việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án...

- Đối với kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN: Kiểm toán việc vay nợ của Chính phủ để tài trợ thâm hụt ngân sách và bố trí các khoản vay về cho vay lại, vay cho đầu tư phát triển, cơ cấu của các khoản vay, xác định và tính toán tỷ lệ nợ công so với GDP, nợ công so với thu NSNN, việc tạo lập và sử dụng quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài …từ đó, KTNN sẽ đưa ra các khuyến cáo về vay nợ trong những năm tiếp nhằm cảnh báo các rủi ro có thể phát sinh ở tầm vĩ mô; kiểm toán việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với vay nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng; kiểm toán số chi trả nợ từ NSNN (gồm chi trả nợ trong nước và chi trả nợ nước ngoài), việc sử dụng ngân sách trả nợ thay cho doanh nghiệp; kiểm toán số chi trả nợ nước ngoài của Chính phủ (từ NSNN và từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài); xác định dư nợ Chính phủ và dư nợ được Chính phủ bảo lãnh (trong nước và nước ngoài).

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 71 - 72)