Trong nhóm chỉ tiêu về quản lý nợ công, Chính phủ cần báo cáo và Quốc hội tổ chức thẩm tra, thảo luận và ban hành nghị quyết có các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 92 - 93)

- Chính phủ thống nhất quản lý huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia hiệu quả, an toàn.

Trong nhóm chỉ tiêu về quản lý nợ công, Chính phủ cần báo cáo và Quốc hội tổ chức thẩm tra, thảo luận và ban hành nghị quyết có các chỉ tiêu

Theo quy định của Luật quản lý nợ công tại Điều 8 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội bao gồm: các chỉ tiêu an toàn về nợ; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước; về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công và việc thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng khác sử dụng vốn vay của Chính phủ.

Theo quy định của pháp luật, để cơ quan của Quốc hội xem xét, thẩm tra tình hình thực hiện NSNN năm hiện hành, dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW năm tiếp theo, các chỉ tiêu quản lý nợ công, các báo cáo của Chính phủ phải gửi tới Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trước 1/10. Uỷ ban chủ trì thẩm tra chậm nhất là ngày 5/10, tiếp đó các báo cáo phải được hoàn thiện gửi tới đại biểu Quốc hội 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. Ngoài những thông tin do Chính phủ cung cấp, Quốc hội cũng nhận được những thông tin từ Kiểm toán Nhà nước.

Trong nhóm chỉ tiêu về quản lý nợ công, Chính phủ cần báo cáo và Quốc hội tổ chức thẩm tra, thảo luận và ban hành nghị quyết có các chỉ tiêu Quốc hội tổ chức thẩm tra, thảo luận và ban hành nghị quyết có các chỉ tiêu cơ bản về nợ công, bao gồm: nợ công so với GDP; nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; trả nợ Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Kèm theo đó là các nội dung về: mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 5 năm nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn về nợ; quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước; quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ; và giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.

Như vậy, theo các quy định hiện hành thì cơ sở pháp lý về trách nhiệm giám sát quản lý nợ công của Quốc hội khá rõ ràng. Căn cứ các quy định của pháp luật như đã trình bày ở trên, Quốc hội có toàn quyền thực hiện giám sát quản lý nợ công và ban hành các nghị quyết về quản lý nợ công. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều việc phải làm để tăng cường trách nhiệm và năng lực giám sát quản lý nợ công của Quốc hội từ việc vay, sử dụng và trả nợ. Trong đó, hoạt động giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là việc giám sát hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay bởi vì Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bao gồm những chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính ngân sách trực tiếp thẩm định hồ sơ về nợ công nói riêng và NSNN nói chung.

Xét về mặt nội dung, việc xem xét báo cáo của Chính phủ được thảo luận, đánh giá trên hai giác độ. Giác độ thứ nhất là tính hệ thống, toàn diện, đầy đủ, chính xác về những nội dung được nêu trong báo cáo hay nói cách khác là: chất lượng của báo cáo được trình Quốc hội đã phản ánh một cách khách quan, trung thực tất cả các hoạt động trên các lĩnh vực quản lý, điều hành của Chính phủ về nợ công chưa?

Giác độ thứ hai, căn cứ vào những quy định của Hiến pháp và pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ; Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, NSNN và nợ công; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, NSNN, kế hoạch vay và trả nợ hàng năm, cả nhiệm kỳ; Định hướng chiến lược khác được nêu trong các văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội.

Do các quy định của pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về những nội dung bắt buộc mà báo cáo của Chính phủ về các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, NSNN và nợ công hàng năm, định hướng 5 năm, 10 năm nên việc xem xét báo cáo cũng còn những hạn chế. Đây là một điểm khác biệt rất đáng lưu ý, khác với việc trình một dự án luật, pháp lệnh theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, hoạt động xem xét báo cáo mới chủ yếu tập trung đối với các báo cáo công tác của các cơ quan, chưa xem xét báo cáo của các cá nhân do Quốc hội bầu. Vì vậy, khó có thể tách bạch rõ trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, NSNN và nợ công.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 92 - 93)