Tăng cường thực hiện kiểm toán hoạt động về nợ công

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 120 - 122)

- Việc kiểm toán nợ công phải được đặt trong nguyên tắc kiểm soát nợ công vớ

3.2.7. Tăng cường thực hiện kiểm toán hoạt động về nợ công

Kiểm toán hoạt động với kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ có rất nhiều điểm tương đồng về chức năng chung (xác minh và bày tỏ ý kiến), về đối tượng chung (hoạt động cần được kiểm toán) và về phương pháp chung, từ đó KTV của ba loại hình kiểm toán này đều cùng thực hiện nhiệm vụ đánh giá và đưa ra ý kiến về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, mục tiêu, đối tượng của kiểm toán hoạt động thường tập trung vào tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực hơn là đánh giá tính chính xác, tính tuân thủ; còn mục tiêu, đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ thường tập trung vào độ tin cậy và mức độ hợp pháp, hợp lý của các tài liệu trên báo cáo kế toán.

Theo Chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI về kiểm toán hoạt động được quan niệm là một hoạt động kiểm toán về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực thể hiện ở các nội dung:

Kiểm toán tính kinh tế nhằm đánh giá: Một là, các phương tiện được lựa chọn hoặc những thiết bị được lấy về (đầu vào) có đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiết kiệm nhất công quỹ không?; hai là, nguồn lực con người, tài chính hoặc vật chất đã được sử dụng một cách tiết kiệm hay chưa?; ba là, công tác quản lý có phù hợp với những nguyên tắc quản lý đã định và những chính sách quản lý đó có tốt hay không?.

Kiểm toán tính hiệu quả: Để đánh giá tính hiệu quả, có thể so sánh giữa các hoạt động tương đồng, hoặc so sánh kỳ hiện tại với các kỳ trước hoặc với những tiêu chí đã được đơn vị kiểm toán chấp nhận. Tính hiệu quả bao gồm: Một là, hiệu quả sử dụng các nguồn lực: tài chính, nhân lực...; Hai là, hiệu quả trong tổ chức thực hiện; Ba là, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thời gian và công dụng; Bốn là, đảm bảo tính hiệu quả về chi phí.

Kiểm toán tính hiệu lực nhằm: Đánh giá mức độ hữu hiệu của kế hoạch và mức độ rõ ràng của các chương trình; đánh giá mức độ thỏa đáng và thích hợp của các mục tiêu đặt ra và các phương tiện được cung cấp cho một chương trình nhà nước mới hoặc đang tiến hành.

KTNN Việt Nam từ khi thành lập đến nay chủ yếu thực hiện loại hình kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, nhưng trong những năm gần đầy, kiểm toán hoạt động đã dần được đan xen trong các cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, bước đầu việc triển khai kiểm toán hoạt động đã mang lại những kết quả đáng khích lệ; qua kết quả kiểm toán đã đáng giá được phần nào tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc sử dụng NSNN tại các đơn vị được kiểm toán, qua đó đưa ra được những khuyến nghị cho các vấn đề liên quan đến tính hệ thống, cơ chế và quản lý để phục vụ lợi ích chung và hoàn thiện hệ thống hơn, cải thiện dần việc chỉ thực hiện loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, tuân thủ để đưa ra các phát hiện và xác định những vi phạm ở các đơn vị được kiểm toán mà không phát huy được đầy đủ vai trò quản lý vĩ mô. Để KTNN trở thành một công cụ mạnh của Nhà nước trong công tác kiểm tra tài chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý tài chính quốc gia và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, KTNN cần triển khai một cách đồng bộ thực hiện đầy đủ cả ba loại hình kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; trong đó tập trung phát triển kiểm toán hoạt động - loại hình kiểm toán rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

Mục đích của kiểm toán hoạt động, ngoài việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc sử dụng nguồn lực trong hoạt động của đơn vị, kiểm toán hoạt động còn kiểm toán tính trách nhiệm và tính trung thực trong việc sử dụng các nguồn lực. Thông qua kiểm toán hoạt động đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng nguồn lực được tối ưu hơn, tăng cường trách nhiệm hơn.

Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tổ chức quản lý nợ công có thực hiện được các mục tiêu quản lý một cách hiệu lực và sử dụng các nguồn lực vay nợ một cách kinh tế và hiệu quả hay không

Báo cáo kiểm toán hoạt động đưa ra đánh giá độc lập về một nội dung của hoạt động quản lý nợ công và hướng tới cải tiến việc quản lý nợ công một cách hiệu quả và tăng thêm giá trị cho hoạt động của Chính phủ thông qua việc đưa ra các khuyến nghị về cải tiến hoạt động quản lý nợ công.

Phạm vi của cuộc kiểm toán hoạt động về nợ công:

• Các cuộc kiểm toán tính kinh tế và tính hiệu quả bao gồm việc xác định:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 120 - 122)