20 Canada 72 49 Thổ Nhĩ Kỳ
KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM Tổ chức/nămMoody’sS&P Fitch
2006 Ba3 BB BB 2007 Ba3 BB BB- 2008 Ba3 BB BB- 2009 Ba3 BB BB- 2010 B1 (tiêu cực)) BB- (tiêu cực) B+ ổn định 2011 B1 (tiêu cực) BB- (tiêu cực) B+ ổn định 2012 B2 ổn định BB- (ổn định) B+ ổn định
Nguồn: Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Bộ Tài chính
Theo đánh giá của TS. Vũ Thành Tự Anh thì “với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là với tỷ lệ tiết kiệm nội địa/GDP ngày một giảm xuống (hiện khoảng 27%) trong khi mức đầu tư toàn xã hội ngày một tăng (hiện khoảng 42% GDP) thì bên cạnh việc
thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều để bù đắp khoản chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Tốc độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách. Tuy nhiên, ở Việt Nam tăng trưởng GDP chủ yếu do tăng lượng đầu tư mà không đi kèm với tăng hiệu quả, bằng chứng là hệ số ICOR không ngừng tăng lên. Vì đầu tư không thể tăng mãi nên đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng sẽ phải giảm. Đáng lo ngại là chính vào lúc tốc độ tăng trưởng GDP giảm cũng là lúc nhiều khoản nợ nước ngoài của Chính phủ đáo hạn”.
Hiệu quả sử dụng các khoản vay là một vấn đề rất quan trọng vì từ đó mới bảo đảm được dòng tiền trả nợ trong tương lai. Hiện nay, Việt Nam dường như mới chú trọng đến khía cạnh giải ngân cho các khoản vay, bán cho được trái phiếu, thu tiền về đã được xem là thành công. Còn theo nhiều đánh giá, các khoản đầu tư của nhà nước vẫn bị coi là dàn trải, chậm tiến độ, thất thoát, lãng phí lớn vốn nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thu được thấp, những “căn bệnh” kinh niên của các dự án đầu tư công không giảm sút mà còn có chiều hướng tăng mạnh. Kết luận này được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp, giám sát đầu tư năm 2009 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Chính phủ. Một trong những lý do trên là do công tác buông lỏng quản lý và giám sát đầu tư. Tỷ lệ thất thoát của các công trình đầu tư nhà nước được thừa nhận chính thức đến không chính thức là từ 15% đến 30-45%. Số tiền thất thoát khổng lồ này sẽ lan tỏa vào xã hội dưới dạng đầu tư chứng khoán, bất động sản, mua sắm, du lịch… Sự “năng động” của thị trường do những đồng vốn vay chưa trả thất thoát này tạo ra đang làm mờ đi sự phát triển thực sự từ vốn tự có, từ nội lực kinh tế. Mức tiêu dùng mạnh mẽ tại các thành phố lớn ngày càng hấp dẫn và tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy không chỉ Chính phủ, mà các tỉnh, các doanh nghiệp quốc doanh liên tục vay nợ, tạo dựng các dự án, đề án với mức trích ra từ 15% đến 30- 45% dù chưa biết lỗ lãi ra sao. Có thể đó cũng là một trong các nguyên nhân làm cho tốc độ nợ công tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây.
Từ năm 2003, Việt Nam đã hết thời gian ân hạn 10 năm, bắt đầu phải trả cả gốc lẫn lãi. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9% trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Bên cạnh đó, từ năm 2010 Việt Nam đã bước ra khỏi danh sách các nước nghèo kém phát triển và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, điều đó cũng có nghĩa là các khoản vay mới của chính phủ sẽ tương đương với các khoản vay thương mại mà gần như không có thêm ưu đãi. Do đó, bên cạnh việc trả nợ cũng thì Việt
Nam sẽ phải thận trọng và tính toán kỹ càng cho các khoản vay mới và ngay khi vay đã chuẩn bị trả nợ đúng hạn và đúng số.
Thống kê về thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam hiện có nhiều nguồn khác nhau. Ngay Báo cáo Quyết toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính (MoF) cũng đưa ra hai con số về mức độ thâm hụt ngân sách đó là: (i) thâm hụt ngân sách bao gồm cả chi trả nợ gốc; và (ii) thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc. Bức tranh tổng thể về tài khóa cho thấy, Việt Nam đã và đang theo đuổi những chính sách có định hướng thâm hụt nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và mức độ thâm hụt trung bình kể từ năm 2008 cao hơn so với trung bình của những năm trước đó. Cụ thể, thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012 chủ yếu do định hướng kích thích tổng cầu của chính sách tài khoá nhằm tránh suy giảm tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này. Trong khi đó, tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên khoảng 56,3% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút xuống còn 54,9% GDP vào năm 2011 và 55,6% GDP vào năm 2012 nhờ lạm phát cao. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới khoảng 42% GDP. Tuy nhiên, những con số này có thể chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay. Các tổ chức quốc tế đưa ra những con số thâm hụt ngân sách khác xa với con số báo cáo của MoF. Cụ thể, chỉ tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của MoF là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 3,9% và 7,2% GDP. Trung bình trong ba năm 2009-2011, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 3,7% GDP/năm. Con số này gấp hơn 3 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp hơn 2 lần so với Trung Quốc và gấp khoảng gần 1,5 lần so với Thái Lan. Việt Nam hiện có những cách hạch toán chưa theo thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giáo dục, thủy lợi, y tế, v.v... được để ngoại bảng và không được tính đầy đủ vào thâm hụt ngân sách và nợ
công như thông lệ quốc tế. Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây khó khăn cho việc kiểm chứng thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn.
Nợ, thâm hụt ngân sách, lạm phát và dự trữ ngoại tệ luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các tỷ lệ nước ngoài của nền kinh tế trên GDP và tỷ lệ nợ phải trả trên xuất khẩu thường được dùng để phân tích khả năng trả nợ của một nền kinh tế. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của chính phủ là không đủ, đặc biệt là ở các quốc gia như Việt Nam với khu vực quốc doanh lớn. Khi phân tích nợ và khả năng chi trả của chính phủ, có ảnh hưởng tới chính sách vĩ mô (tài khóa và tiền tệ) thì phải bao gồm cả nợ nước ngoài lẫn nợ trong nước.
Theo ước tính, đến năm 2016, Chính phủ Việt Nam phải trả nợ trên 2 tỷ USD so với mức 1 tỷ USD của năm 2010. Mặc dù các nhà chức trách vẫn khẳng định về sự an toàn về khả năng trả nợ của Chính phủ nhưng chắc chắn khả năng trả nợ ngày càng gặp nhiều thách thức. Khả năng trả nợ không thể chỉ dựa vào con số GDP vì cách tính của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm khác so với thông lệ quốc tế.
Từ những phân tích trên có thể thấy những hệ lụy xẩy ra là: Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài liên tục trong hàng chục năm là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng gánh nặng nợ công ở Việt Nam. Từ năm 2009 khi tăng trưởng kinh tế xấu đi thì việc phải đưa ra gói kích thích kinh tế quy mô lớn là tác nhân quan trọng đẩy tỷ lệ nợ trên GDP của Việt Nam vượt quá chỉ báo trung bình 50% GDP của thế giới. Tỷ lệ nợ công tăng lên sẽ làm giảm mức hạng tín nhiệm của chính phủ, từ đó làm tăng chi phí vay vốn. Nợ công tăng và lãi suất tăng trong khi tăng trưởng kinh tế thấp sẽ lại làm tăng tỷ lệ nợ công trên GDP. Trò chơi Ponzi đầy rủi ro xuất hiện khi chính phủ đi vay nợ mới chỉ đủ để trang trải chi phí lãi vay của nợ cũ. Khi đó, nguồn tài trợ duy nhất còn hiệu lực đối với chính phủ là in thêm tiền. In tiền sẽ làm tăng sức ép lạm phát và buộc ngân hàng trung ương phải thắt chặt tiền tệ. Thắt chặt tiền tệ tất yếu dẫn đến gia tăng lãi suất mà điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng gánh nặng trả lãi lên ngân sách. Trong trường hợp này thì chính sách tiền tệ đã bị vô hiệu hóa và chính sách tài khóa mới là nhân tốt quyết định mức giá chung của nền kinh tế. Trong khi đó, việc gia tăng vay nợ nước ngoài của chính phủ không những phải đối mặt với rủi ro lãi suất mà còn là rủi ro tỷ giá. Chính sách phá giá tiền tệ tất yếu sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ trong ngắn hạn nhưng lại giúp cải thiện tình trạng của cán cân vãng
lai. Tuy nhiên, nếu tiếp tục níu giữ tỷ giá sẽ không chỉ làm trầm trọng hơn nữa tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai mà còn tạo động cơ khuyến khích việc gia tăng các khoản nợ mới.