Xây dựng Quy trình kiểm toán nợ công

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 111 - 112)

- Việc kiểm toán nợ công phải được đặt trong nguyên tắc kiểm soát nợ công vớ

3.2.4. Xây dựng Quy trình kiểm toán nợ công

Mặc dù kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động có những mục tiêu và tiêu chí khác nhau, trong đó kiểm toán hoạt động tập trung vào tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động hoặc các chương trình nợ công hơn là các báo cáo tài chính và việc tuân thủ các điều kiện pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, các hình thức này đều có các bước thực hiện tương tự giúp KTNN tiến hành công tác kiểm toán với hiệu quả và hiệu lực cao.

Cũng như các cuộc kiểm toán thuộc các lĩnh vực khác, cuộc kiểm toán nợ Chính phủ cũng bao gồm các bước cơ bản như sau:

 Chuẩn bị kiểm toán  Thực hiện kiểm toán

 Lập và gửi báo cáo kiểm toán

 Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. (1) Chuẩn bị kiểm toán: Gồm các công việc như sau:

- Khảo sát thu thập thông tin về nợ, hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin khác có liên quan về quản lý nợ công, các cơ quan có liên quan đến quản lý nợ công. Thông tin về nợ công chủ yếu được thu thập tại Bộ Tài chính, có thể một số nội dung liên quan đến Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuỳ thuộc vào mục tiêu kiểm toán, có thể thu thập thông tin tại các chính quyền địa phương và các đối tượng trực tiếp sử dụng các khoàn nợ công;

- Đánh giá các thông tin đã thu thập được và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý nợ công;

- Với các cuộc kiểm toán chuyên đề cần xác định chủ đề kiểm toán nợ công. Việc lựa chọn chủ đề kiểm toán cần được tiến hành trên cơ sở phân tính tình hình về quản lý

nợ cũng như những tác động của thị trường liên quan đến danh mục nợ, chi phí vay nợ Chính phủ và các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị có liên quan.

- Xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán; - Lập kế hoạch kiểm toán nợ công.

(2) Thực hiện kiểm toán: áp dụng các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán để thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính về nợ công cần thu thập thông tin, kiểm toán việc hạch toán và báo cáo nợ công để đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo nợ hàng năm của Chính phủ. Với các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động, cần thu thập bằng chứng để đánh giá về công tác quản lý nợ theo từng nội dung, phương diện quản lý, hiệu quả của các khoản nợ công trên cơ sở đó đưa ra ý kiến đánh giá về quản lý nợ công.

(3) Lập và gửi báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của cuộc kiểm toán thể hiện các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Ngoài các nhà quản lý nợ, Lãnh đạo kiểm toán, các tổ chức cung cấp tín dụng, còn có công chúng quan tâm nên báo cáo kiểm toán phải được trình bày một cách súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu. Báo cáo kiểm toán nợ công cần được lập và gửi cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp hoặc theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia, báo cáo kiểm toán về quản lý nợ công có thể còn phải công bố công khai cho công chúng.

(4) Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của KTNN đưa ra nhằm cải tiến công tác quản lý nợ công, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của cơ quan quản lý nợ và các cơ quan hữu quan. Việc kiểm tra không nhất thiết phải thực hiện riêng rẽ mà thông qua kiểm toán nợ công năm hiện hành kết hợp với việc xem xét đánh giá việc thức hiện các khuyến nghị của các cuộc kiểm toán trước từ đó đưa ra khuyến nghị phù hợp ở năm hiện tại và năm tiếp theo. Cơ quan KTNN cũng có thể yêu cầu cơ quan quản lý nợ và các cơ quan hữu quan báo cáo (trong trường hợp pháp luật cho phép) tình hình thực hiện các khuyến nghị về cải tiến công tác quản lý nợ đồng thời báo cáo Chính phủ, Quốc hội về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w