Hoàn thiện mục tiêu kiểm toán nợ công

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 104 - 106)

- Việc kiểm toán nợ công phải được đặt trong nguyên tắc kiểm soát nợ công vớ

3.2.2. Hoàn thiện mục tiêu kiểm toán nợ công

• Khái quát chung thì mục tiêu của việc kiểm toán nợ công là nhằm đánh giá tính đúng đắn, trung thực và hợp lý của các báo cáo vay nợ do các cơ quan quản lý nợ công lập; đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ của cơ quan quản lý và sử dụng nợ công; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động quản lý nợ; nhằm mục tiêu đảm bảo cho việc quản lý nợ công bao gồm việc lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ của một quốc gia được tiến hành một cách hiệu quả, nhằm huy động được một lượng vốn theo yêu cầu, đảm bảo sao cho các nhu cầu tài chính và trách nhiệm thanh toán của Chính phủ được đáp ứng ở chi phí thấp nhất có thể trong trung hạn và dài hạn; đạt được các mục tiêu về kiểm soát rủi ro và chi phí, và đáp ứng được các mục tiêu quản lý nợ chủ quyền khác nhà nước đặt ra như thiết lập và duy trì một thị trường hiệu quả đối với chứng khoán Chính phủ.

Xét một cách cụ thể thì việc kiểm toán nợ công có các mục tiêu sau:

(1) Xác định mức độ vay nợ Chính phủ trong mối quan hệ với mức độ an ninh tài chính quốc gia: Một mục tiêu quan trọng mà kiểm toán nợ Chính phủ hướng tới

là hạn chế rủi ro tài chính quốc gia. Trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, kiểm toán nợ công giúp Chính phủ tìm cách đảm bảo quy mô và tốc độ tăng trưởng nợ bền vững, duy trì khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau, trong khi vẫn đáp ứng được các mục tiêu về rủi ro và chi phí. Kiểm toán giúp cho Chính phủ có được một bức tranh tổng thể về tất cả các khoản nợ trong đó có nợ bất thường. Các khoản nợ này lớn và không có nguồn chi trả đã và đang là yếu tố quan trọng dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước trong lịch sử một cách trực tiếp và gián tiếp. Việc quản lý nợ công một cách cẩn trọng, cùng các chính sách hợp lý về quản lý công nợ bất thường có thể làm cho các nước đỡ bị ảnh hưởng do cơ chế lan truyền và rủi ro tài chính.

(2) Đánh giá mục đích sử dụng các khoản vay Chính phủ: Thông qua kiểm

toán nợ công, có thể đánh giá một cách tổng thể về mục đích sử dụng các khoản vay nợ. Liệu việc vay nợ Chính phủ đã đúng mục đích với chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong từng thời kỳ. Các khoản vay nợ có được sử dụng đúng mục đích theo các quy định của pháp luật hiện hành hay không. Chẳng hạn như quy định hiện hành, việc vay nợ chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư, không sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Kiểm toán cần khẳng định rằng các khoản vay nợ đã đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành. Mặt khác với các khoản nợ do Chính phủ hoặc các cơ quan của Chỉnh phủ bảo lãnh cần được kiểm soát để duy trì khả năng thanh toán để hạn chế rủi ro tài chính quốc gia trong trường hợp các đơn vị nhận bảo lãnh không đủ khả năng thanh toán. Qua kiểm toán cần đưa ra các cảnh báo về mục đích sử dụng các khoản vay nợ, các khoản phát hành bảo lãnh để từ đó Chính phủ, cơ quan lập pháp có những biện pháp thích ứng và kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tài chính Chính phủ và quốc gia.

(3) Đánh giá khả năng trả nợ và nguồn để trả nợ: Thông qua đánh giá các chỉ

số về vay nợ, quản lý nợ, cơ quan KTNN đưa ra các đánh giá về khả năng thanh toán nợ của Chính phủ bao gồm nợ trực tiếp, các khoản nợ gián tiếp, nghĩa vụ nợ dự phòng... cũng như việc xác định nguồn trả nợ để có hoạch định vay nợ thích hợp trong trung hạn cũng như trong dài hạn. Chẳng hạn như qua kiểm toán, KTNN đưa ra cảnh bảo về khả năng trả nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với các khoản vay về cho vay lại và các khoản bảo lãnh vay nợ của Chính phủ để từ đó các cơ quan quản lý nợ, Chính phủ, cơ quan lập pháp có những biện pháp thích ứng với những tình huống cụ thể.

(4) Đánh giá công tác quản lý nợ công: Kiểm toán công tác quản lý nợ công từ

khâu xác định chiến lược vay nợ; chính sách vay, trả nợ; mục đích sử dụng các khoản vay nợ; việc hạch toán và báo cáo vay nợ. Cơ quan KTNN đưa ra đánh giá một cách độc lập về công tác quản lý vay nợ Chính phủ, đưa ra những cảnh báo về những thiếu hụt trong công tác quản lý vay nợ, đưa ra những khuyến nghị về cải tiến công tác quản lý vay nợ Chính phủ. Thậm chí trong một số tình huống, KTNN có thể kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội về cải tiến bộ máy quản lý vay nợ nhằm duy trì hệ thống quản lý vay nợ một cách hiệu quả. Những khủng hoảng thị trường nợ trong những năm gần đây làm chúng ta phải chú ý đến tầm quan trọng của các biện pháp quản lý nợ phù hợp và nhu cầu về một thị trường vốn hợp lý và hiệu quả. Mặc dù các chính sách quản lý nợ Chính phủ chưa hẳn đã là nguyên nhân duy nhất, thậm chí nguyên nhân chính dẫn đến các khủng hoảng đó, nhưng cơ cấu đáo hạn và lãi suất cùng kết cấu tiền tệ trong danh mục nợ của Chính phủ,

và nghĩa vụ về các công nợ bất thường lớn đã góp phần làm cho những khủng hoảng này thêm nghiêm trọng. Thậm chí trong các tình huống khi có môi trường chính sách kinh tế vĩ mô tốt, các biện pháp đầy rủi ro trong quản lý nợ cũng làm tăng khả năng tổn thương của nền kinh tế đối với các cú sốc kinh tế và tài chính. Đôi khi những rủi ro này có thể được giải quyết ngay bằng các biện pháp tương đối trực tiếp, như kéo dài thời gian đáo hạn và trả các chi phí dịch vụ nợ liên quan cao hơn hay điều chỉnh lượng, thời gian đáo hạn và kết cấu dự trữ ngoại hối, và đánh giá lại các tiêu chí, cách thức quản lý liên quan đến nợ bất thường.

(5) Đánh giá tính minh bạch và công khai thông tin về nợ và công tác quản lý nợ công: Kiểm toán nợ công đảm bảo tính minh bạch và công khai thông tin về nợ và các

chính sách quản lý nợ, các vấn đề quan trọng trong hoạt động quản lý nợ. Các mục tiêu về quản lý nợ cần phải được xác định rõ ràng và được công bố công khai, việc áp dụng các biện pháp về chi phí, rủi ro cần phải được giải thích. Việc công khai hoá một cách thường xuyên về nợ công cho phép Quốc hội, các cơ quan chức năng, các chủ nợ và các đối tượng quan tâm khác có các thông tin kịp thời để đánh giá liệu mức độ nợ có giữ ở tầm kiểm soát không, có khả năng trả nợ không và có thể bảo đảm rằng các vấn đề tiềm ẩn trở nên rõ ràng. Kiểm toán giúp cho Nhà nước, công chúng và các đối tượng quan tâm có số liệu tin cậy về tình hình quản lý và sử dụng các khoản nợ công.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w