Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thờ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 126 - 127)

- Các rủi ro về thị trường

3.3.1.2. Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thờ

KTNN phải được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến nợ công của chính phủ, nợ được chính phủ được bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, đây là đối tượng kiểm toán, thẩm định dự toán ngân sách, trong khi nguồn thông tin, tài liệu này chủ yếu lại do các đơn vị được kiểm toán nắm giữ. Để bảo đảm cho công tác kiểm toán nợ công thì KTNN phải có đầy đủ, kịp thời các thông tin tài liệu liên quan, như các văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn cho các cấp chính quyền lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm; các cơ chế chính về quản lý kinh tế mới ban hành, tình hình nợ công, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, các báo cáo dự báo về khả năng, tốc độ phát triển kinh tế... Nói tóm lại để nâng cao chất lượng kiểm toán nợ công thì KTNN phải nắm giữ và được tiếp cận đến toàn bộ các tài liệu, số liệu có liên đến các khoản nợ công của chính phủ và của chính quyền địa phương. Do đó cần quy định trong văn bản pháp luật về thẩm quyền của KTNN trong việc được nhận và tiếp cận, khai thác các nguồn thông tin, tài liệu của đối tượng kiểm toán; trách nhiệm của đối tượng kiểm toán trong việc gửi báo cáo và cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ công tác kiểm toán của KTNN. Cơ quan KTNN

tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán và các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính ngân sách có liên quan đến hoạt động kiểm toán nợ công một cách đầy đủ, khoa học dễ khai thác, thuận tiện cho việc khai thác, tra cứu, sử dụng của các kiểm toán viên khi cần thiết.

3.3.1.3. Công khai minh bạch quản lý nợ

Việc công khai, minh bạch trong quản lý nợ là hết sức cần thiết một mặt phục vụ cho việc quản lý tốt hơn, mặt khác phục vụ cho công tác kiểm toán nợ công được thuận lợi. Công khai quản lý nợ công tạo điều kiện cho các cơ quan và công chúng có thể đánh giá tình hình ngân sách nhà nước, thúc đẩy công tác quản trị tài chính nói chung, quản lý nợ công nói riêng được tốt hơn. Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức có liên quan và công chúng cần nắm được thông tin về nợ công một cách đầy đủ, tin cậy và minh bạch thông qua hoạt động kiểm toán.

Công khai nợ công cần được thực hiện thường xuyên ngoài việc tổ chức họp báo còn đăng trên trang Web của Bộ Tài chính hay văn phòng quản lý nợ. Ngoài ra, định kỳ phát hành bản tin quan lý nợ để đông đảo dư luận quan tâm.

3.3.1.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ công

Cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý nợ, khắc phục tình trạng quản lý nợ công phân tán ở các Bộ, ngành, từ đó thống nhất tập trung đầu mối quản lý nợ công theo hướng tập trung các chức năng và toàn bộ nghiệp vụ quản lý nợ công vào một cơ quan của Chính phủ theo đúng quy định của Luật quản lý nợ công nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình. Bộ Tài chính sẽ phải đúng là cơ quan “giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công”. Tổ chức quản lý nợ theo hướng hiện đại và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng quy chế quản lý cho từng loại nợ công. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ. Xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát đối với các khoản vay của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam giai đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020 (Trang 126 - 127)