4. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn của BC TTTN:
3.3.2 Đối với Nhà nước
- Phát huy vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước. Kể từ khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn thì các rào cản dần dần được thay thế và hủy bỏ tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng kèm theo nhiều thách thức. Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, Logistics thì sắp đến 2020 thì các doanh nghiệp sẽ đối mặt với các đối thủ đến từ nước ngoài. Do đó, Nhà nước cần phải có những động thái và chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp giao nhận như cho vay lãi suất thấp cho các công ty có vốn trong nước. Cũng như cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ Công thương, Tài chính, Hải quan,...
- Cần làm tốt khâu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng cảng biển, hệ thống giao thông kho bãi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển ngành giao nhận tại Việt Nam. Mặc dù kết cấu cơ sở hạ tầng Việt Nam đang dần hoàn thiện nhưng vẫn còn rất xa vời trong việc đáp ứng yêu cầu của giao nhận hàng hóa quốc tế. Ví dụ như chưa đáp ứng được trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, chỉ có thể tiếp
nhận được các tàu nhỏ vào cảng mà không thể tiếp nhận các tàu lớn. Nhiều cảng chưa đáp ứng được nhu cầu tạo địa điểm để các công ty giao nhận gom hàng đóng hàng vào container. Do đó, nhà nước cần phải phát triển hệ thống cảng biển, cảng cạn (ICD), kho bãi đông thời phát triển nhanh các phương tiện vận tải, xếp dỡ hàng hóa, đặc biệt là làm hàng container.
- Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động giao nhận. Hiện nay luật Việt Nam quy định về giao nhận vẫn chưa hoàn thiện và thường xuyên thya đổi. Ví dụ như Nghị định 87/2009/NĐ – CP (19/10/2009) quy định về vận tải đa phương thức thì 2 năm sau đó, tức 2011 lại ra Nghị định 89/2011/NĐ – CP (10/10/2011) để sửa đổi cho nghị định 87/2009/NĐ – CP. Do đó, Nhà nước cần phải ổn định về pháp luật, hạn chế việc thay đổi nhanh chóng. Khi ổn định về pháp luật thì sẽ ít gây khó khăn cho doanh nghiệp giao nhận hơn.