CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2 xuất các giải pháp cải thiện công tác marketingmix nhằm nâng cao nhận biết
chế của nghiên cứu và đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Ket luận
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, tìm hiểu, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố marketing mix đến sự nhận biết thương hiệu JobTest của khách hàng cá nhân. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định được các yếu tố Giá bán, Phân phối và Chất lượng cảm nhận đều có ảnh hưởng dương đến sự nhận biết thương hiệu JobTest, ủng hộ 3 giả thuyết đề tài đưa ra. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các yếu tố tới sự nhận biết thương hiệu JobTest là: Giá bán (0.291) > Phân phối (0.275) > Chất lượng cảm nhận (0.225). Từ đó đã chỉ ra được mức độ tác động của từng yếu tố đến nhận biết thương hiệu JobTest của khách hàng cá nhân: Giá bán có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhận biết thương hiệu JobTest của khách hàng cá nhân, kế tiếp là yếu tố về Phân phối có kết hợp với một biến về chiêu thị và thấp nhất là yếu tố về Chất lượng cảm nhận. Nghiên cứu này có một ý nghĩa nhất định với doanh nghiệp, góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về bốn nhân tố (sản phẩm, giá bán, phân phối, xúc tiến) vào giải thích sự nhận biết thương hiệu. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị bên dưới nhằm nâng cao nhận biết thương hiệu và cải thiện hoạt động marketing mix của công ty, đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra và có giá trị nhất định đối với doanh nghiệp.
5.2 Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác marketing mix nhằm nâng cao nhậnbiết thương hiệu biết thương hiệu
5.2.1 Giải pháp cho yếu tố Giá bán
Giá luôn có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong việc cạnh tranh với các sản phẩm
Việt Nam, do đó khả năng sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm có thể vẫn còn thấp. Việc định giá sao cho vừa có được lợi nhuận vừa phù hợp với mức chi trả của khách hàng mục tiêu là điều thiết yếu. Theo kết quả nghiên cứu, có thể thấy mức giá hiện tại của các
bài Đánh giá năng lực của JobTest đang khá phù hợp với năng lực chi trả của khách hàng, chủ yếu là sinh viên. Giá của các sản phẩm JobTest hiện đang ở mức trung bình so với một số đối thủ (chỉ có bài miễn phí hoặc chỉ có bài tính phí với giá khá cao) vừa có các bài miễn phí vừa có các bài tính phí với nhiều mức giá khác nhau, đây là điểm ưu
thế của JobTest cần được phát huy để tạo điểm riêng, tăng sự phân biệt, nhận dạng cho thương hiệu của mình. Công ty có thể duy trì mức giá hiện tại, bởi nó đã được lòng khá nhiều khách hàng, song song đó cũng cần cải thiện, căn cứ vào một số yếu tố khác để đưa ra mức giá hợp lí cho những sản phẩm sau này để có được chỗ đứng trong thị trường.
Một số giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả giá bán cũng như phương thức thanh
toán:
- Để tạo nên dấu ấn riêng cho thương hiệu với mức giá phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và giữ được lợi ích cho công ty, JobTest có thể sử dụng một số phương pháp định giá kết hợp: Định giá dựa trên chi phí, Định giá dựa trên đánh giá của
khách hàng (yêu cầu nghiên cứu thị trường một cách sâu sắc và chính xác, có thể hỏi thêm khách hàng về các mức giá của đối thủ để có cái nhìn sâu và rộng), Định giá dựa trên việc tham khảo giá của các thương hiệu cạnh tranh, ...;
- JobTest có thể xem xét chi phí hợp lí để bổ sung thêm các chương trình khuyến mãi, dịch vụ cộng thêm dành cho khách hàng thân thiết, cho đơn hàng lớn hoặc trong những dịp lễ đặc biệt;
- Phương thức thanh toán trực tuyến đã khá thuận tiện, tuy vậy, việc cải thiện hệ thống không ngừng, tăng thêm nhiều hình thức thanh toán là cần thiết trong thời đại công
5.2.2 Giải pháp cho yếu tố Phân phối
Vì các bài Đánh giá năng lực là sản phẩm dịch vụ kết hợp công nghệ, nên công ty chủ yếu đẩy mạnh phân phối trực tuyến trên website, dẫn link từ facebook. Công ty đã làm khá tốt ở việc phân phối sao cho khách hàng dễ dàng tìm thấy các sản phẩm trên Internet. Ở đây công tác quảng cáo cho các bài Đánh giá năng lực đóng vai trò quan trọng góp phần giúp chúng được tìm thấy dễ dàng trên Internet. Quy trình mua hàng cũng thuận tiện, khách hàng chỉ cần xem sản phẩm bản thân cảm thấy phù hợp và chọn mua. Tuy vậy, thực tế thì JobTest hiện tại vẫn chưa thực sự phủ sóng nhiều trên Internet. Một số giải pháp đề xuất là:
- Không ngừng cải thiện hệ thống, tối ưu hoá trang web để quy trình sử dụng, mua
sản phẩm thân thiện, thuận tiện, tạo được ấn tượng tốt ở người dùng, từ đó tăng khả năng
người dùng ở lại trang web, tiếp cận những bài Đánh giá năng lực, sử dụng chúng, đồng thời cũng giúp tạo được dấu ấn trong người dùng về trải nghiệm sử dụng tốt;
- Nâng cao chất lượng, tính thân thiện, cập nhật, chính xác của nội dung website để
tăng khả năng xuất hiện của các bài Đánh giá năng lực khi người dùng tìm kiếm trên Internet;
- Tính toán, xem xét sử dụng thêm ngân sách cho việc quảng cáo để tăng khả năng
xuất hiện của các bài Đánh giá năng lực trên các phương tiện truyền thông;
- Xây dựng, phát triển một số mạng xã hội khác của JobTest (Youtube, Linked In, Instagram, ...) để tăng mức độ tiếp cận của người dùng với sản phẩm.
5.2.3 Giải pháp cho yếu tố Chất lượng cảm nhận
Chất lượng cảm nhận là yếu tố được đánh giá thấp nhất trong các yếu tố. Như tác giả đã đề cập ở chương 2, nghiên cứu này tiếp cận chất lượng cảm nhận được đánh giá dựa vào yếu tố sản phẩm dịch vụ của công ty. Điều này cho thấy phía công ty cần phải cải thiện nhiều ở mức độ đa dạng, mức độ hữu ích của sản phẩm, ở đây là các bài Đánh giá năng lực. Một số giải pháp đề xuất:
- Cải tiến nội dung và hình thức sản phẩm đảm bảo được tính đúng đắn, xác thực, tạo được lòng tin ở người dùng;
- Luôn nắm bắt nhu cầu người dùng, xu hướng thị trường để cải thiện và cho ra đời
những sản phẩm mang đến sự hữu ích cho khách hàng, đồng thời đa dạng hoá các bài Đánh giá năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng;