3.1.3.1 Nghiên cứu định tính
Trình tự tiến hành nghiên cứu sơ bộ:
Bước 1, xây dựng mục tiêu nghiên cứu, giải thích một số khái niệm có liên quan đến đề tài, thương hiệu, nhận biết thương hiệu và marketing mix. Bên cạnh đó, đề tài có tham khảo những luận án, nghiên cứu, bài báo có liên quan như nghiên cứu “Anh hưởng
của các yếu tố marketing-mix đến sự nhận biết, liên tưởng và lòng trung thành thương hiệu - trường hợp Sanest Khánh Hòa” của tác giả (Lê Thị Hồng Yến, Hồ Huy Tựu, 2013);
bài nghiên cứu “How Brand Awareness Relates to Market Outcome, Brand Equity and the Marketing Mix” (Rong Huang, Emine Sarigollu, 2012), ...
Bước hai, đề tài sử dụng nghiên cứu định tính sơ bộ để khám phá, điều chỉnh và
bổ sung các biến trong thang đo sơ bộ.
Bước ba, từ thang đo nháp, tác giả tham vấn 20 khách hàng cá nhân của JobTest và
xin ý kiến từ chuyên gia để hình thành thang đo hoàn chỉnh. Mục đích của buổi tham
vấn, thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát của thang đo.
Cuối cùng, xây dựng và hoàn thiện bảng khảo sát dựa trên thang đo hoàn chỉnh.
3.1.3.2 Nghiên cứu định lượng
Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo, mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Bước này sử dụng phương pháp nghiên
MÃ HÓA
BIẾN QUAN SÁT NGUỒN THAM KHẢO NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU (BA1-
BA3)
BA1
Tôi có thể nhận biết các bài Đánh giá năng lực của JobTest giữa các bài Đánh giá năng lực khác
Yoo, Donthu và Lee (2000) Lê Thị Hồng Yến, (2012) Nguyễn Đình Thọ & ctg (2002)
BA2
Tôi biết rất rõ thương hiệu JobTest (Hamid Taboli, Neda Pariz, Masoud Vafada, 2017) (Yoo, Donthu và Lee, 2000) (Lê Thị Hồng Yến, 2012)
cứu định lượng chính thức với mẫu n=86, xử lý và tiến hành phân tích bằng phần mềm
SPSS 20.0 để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề ra. Sau đó, phân tích hồi quy bội để
xác định phương trình hồi quy tuyến tính nhằm khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu
tố đến sự nhận biết thương hiệu JobTest.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu