Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. (Trang 123 - 127)

biến Tên biến

Thống kê các biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha tổng thể nếu loại biến

QM Quy mô doanh nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0.780

QM1 Số lượng nhân viên .606 .718

QM2 Doanh thu hàng năm .636 .682

QM3 Số lượng sản phẩm/dịch vụ .614 .708

NT Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của KTQT trong việc đánh giá HQHĐ: Cronbach’s Alpha = 0.751

NT1 Nhà quản lý cấp cao có hiểu biết về các các kỹ

NT2

Nhà quản lý cấp cao đánh giá cao về tính hữu ích của các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

.556 .688

NT3 Nhà quản lý cấp cao có nhu cầu cao về việc

thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN. .555 .688 NT4

Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

.386 .772

CC Cam kết của nhà quản lý cấp cao: Cronbach’s Alpha = 0.810

CC1

Nhà quản lý cấp cao cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

.633 .768

CC2

Nhà quản lý cấp cao truyền đạt hiệu quả sự hỗ trợ của mình cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

.691 .708

CC3

Nhà quản lý cấp cao thực hiện quyền hạn của mình trong việc hỗ trợ tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

.660 .742

CL Chiến lược kinh doanh: Cronbach’s Alpha = 0.808

CL1 Chiến lược giới thiệu sản phẩm mới .623 .760 CL2 Chiến lược tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu

của khách hàng một cách nhanh chóng .622 .758

CL3 Chiến lược mở rộng thị trường .627 .761

CL4 Chiến lược tăng sự hài lòng của khách hàng .631 .758

VH Văn hóa DN: Cronbach’s Alpha = 0.849

VH1 Quy chế tài chính, nhân sự, thưởng, phạt, bổ

nhiệm, tuyển dụng .688 .812

VH3 Hỗ trợ của nhà quản lý đối với nhân viên .652 .820

VH4 Sự hợp tác của nhân viên .651 .820

VH5 Sự nhất trí về mục tiêu phát triển .641 .825 VH6 Xây dựng hình ảnh bên trong và bên ngoài DN .675 .813

TDKT Trình độ của nhân viên kế toán: Cronbach’s Alpha = 0.840

TDKT1 Bằng cấp của nhân viên kế toán .632 .811

TDKT3 Kỹ năng công nghệ thông tin .656 .804 TDKT4 Chuyên môn tài chính và kế toán quản trị .644 .807

TDKT5 Khả năng sáng tạo .661 .804

CNTT Hệ thống CNTT: Cronbach’s Alpha = 0.848

CNTT1

Hệ thống CNTT linh hoạt cho phép thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu thích hợp phục vụ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN.

.673 .830

CNTT2

Hệ thống CNTT cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN

.754 .752

CNTT3

Phần mềm kế toán có thể kết nối với các ứng dụng/phần mềm khác trong DN (nếu có) để kế toán có thể nhập và truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ của DN

.727 .780

MTKD Mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh: Cronbach’s Alpha = 0.704

MTKD1 Mức độ cạnh tranh về giá .516 .634

MTKD2 Mức độ cạnh tranh trong việc phát triển sản

phẩm mới .568 .602

MTKD3 Mức độ cạnh tranh về các kênh phân

phối/marketing .569 .589

MTKD4 Mức độ cạnh tranh về thị phần/doanh thu .358 .730

TH Thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ: Cronbach’s Alpha = 0.834

TH1 Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá .678 .783

TH2 Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ .641 .800 TH3 Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin để đánh giá

HQHĐ của DN .677 .784

TH4 Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN .656 .793

(Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả của SPSS 20.0)

Kết luận:

Sau khi phân tích độ tin cậy, kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến đều lớn hơn 0.6; 36 thang đo đảm bảo độ tin cậy được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện sau bước kiểm định độ tin cậy của thang đo nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng nhóm yếu tố (biến độc lập) và giá trị phân biệt giữa các yếu tố.

Trong luận án này, NCS sử dụng phép xoay Varimax các yếu tố và thu được kết quả như sau (Phụ lục số 17):

- Đối với các biến độc lập:

+ Hệ số KMO = 0.864 nằm trong khoảng [0.5; 1] nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

+ Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 66.46% > 50 %. Điều này chứng tỏ 66,46% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 yếu tố.

+ Trị số Eigenvalue = 1.189 > 1 tại nhân tố thứ 8, như vậy 8 yếu tố rút trích được từ EFA có ý ghĩa tóm tắt thông tin các biến quan sát đưa vào tốt nhất.

+ Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải của các nhân tố > 0.5

Bảng kết quả ma trận xoay các nhân tố cho thấy: Hầu hết các biến quan sát đều hội tụ về cùng một nhóm và xác định được có 08 yếu tố ảnh hưởng như mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề xuất; Chỉ có biến NT4 “Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN” hội tụ về nhóm của yếu tố CC “Cam kết của nhà quản lý cấp cao”, nhưng dựa vào tên của các biến quan sát thì yếu tố CC vẫn giữ nguyên tên gọi như ban đầu.

- Đối với biến phụ thuộc:

+ KMO = 0.801 nằm trong khoảng [0.5; 1] nên phân tích nhân tố là phù hợp. + Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

+ Kết quả ma trận xoay cho thấy, có một nhân tố được trích từ các biến quan sát đưa vào phân tích EFA. Phương sai trích được giải thích là 66,72% tại eigenvalue là 2.669 > 1.

3.3.3. Phân tích tương quan pearson

Để thực hiện phân tích tương quan pearson, trước tiên phải tạo biến mới đại diện cho một nhóm biến (bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát đã hội tụ về

cùng một yếu tố từ bảng kết quả EFA phía trên) với:

Biến QM đại diện cho các biến QM1, QM2, QM3 Biến NT đại diện cho các biến NT1, NT2, NT3.

Biến CC đại diện cho các biến CC1, CC2, CC3 và NT4. Biến CL đại diện cho các biến từ CL1 đến CL4.

Biến VH đại diện cho các biến VH1, VH3, VH4, VH5, VH6 Biến TDKT đại diện cho các biến từ TDKT1 đến TDKT5, Biến CNTT đại diện cho nhóm biến từ CNTT1 đến CNTT3, Biến MTKD đại diện cho nhóm biến từ MTKD1 đến MTKD4 Biến TH đại diện cho nhóm biến từ TH1 đến TH4.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)