CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng
2.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
* Mã hóa dữ liệu
Để có thể xử lý dữ liệu bằng công cụ SPSS, NCS tiến hành mã hóa các dữ liệu khảo sát thu thập được như sau:
Bảng 2.2.: Mã hóa các chỉ số đánh giá
STT Mã hóa Tên chỉ số
1. Các chỉ số tài chính
1 TC1 1. Sức sản xuất kinh doanh của chương trình du lịch (H = Doanh thu/Chi phí)
2 TC2 2. Tỷ lệ tăng doanh thu (DT) năm N/năm N-1 3 TC3 3. Tỷ lệ DT từ khách du lịch quốc tế đến 4 TC4 4. Tỷ lệ DT nội địa
5 TC5 5. Tỷ lệ DT từ khách du lịch Việt nam du lịch nước ngoài 6 TC6 6. Tỷ lệ DT từ khách đoàn = DT khách đoàn/Tổng DT 7 TC7 7. Tỷ lệ DT từ khách lẻ = DT khách lẻ/Tổng DT 8 TC8 8. Tỷ lệ DT của chương trình du lịch mới/Tổng DT
9 TC9 9. Tỷ lệ DT của chương trình du lịch được khách hàng hài lòng 10 TC10 10. Tỷ lệ DT của chương trình du lịch bị khiếu nại
11 TC11 11. Tỷ lệ chi phí đào tạo mới/Tổng chi phí
13 TC13 13. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận gộp năm N/năm N-1 14 TC14 14. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
15 TC15 15. Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) 16 TC16 16. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
17 TC17 17. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 18 TC18a 18a. Doanh thu bình quân từ một lượt khách 19 TC18b 18b.Lợi nhuận bình quân từ một lượt khách 20 TC19 19. Khả năng thanh toán hiện hành
21 TC20 20. Khả năng thanh toán nhanh 22 TC21 21. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
2. Các chỉ số đánh giá HQHĐ khía cạnh khách hàng
23 KH22 22. Số lượng khách quốc tế đến đã phục vụ trong kỳ 24 KH3 23. Số lượng khách du lịch nội địa đã phục vụ trong kỳ
25 KH24 24. Số lượng khách Việt nam du lịch nước ngoài đã phục vụ trong kỳ
26 KH25 25. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng phục vụ 27 KH26 26. Tỷ lệ khách hàng theo đoàn
28 KH27 27. Tỷ lệ khách hàng theo đoàn tiếp tục ký Hợp đồng
3. Các chỉ số đánh giá HQHĐ khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ
29 QT28 28. Số chương trình du lịch mới trong kỳ 30 QT29 29. Tỷ lệ chương trình du lịch mới
31 QT30 30. Số chương trình du lịch được khách hàng hài lòng
32 QT31 31. Tỷ lệ chương trình được khách hàng hài lòng (tính cụ thể cho từng mức độ “Hài lòng”, “Khá hài lòng” và “Rất hài lòng”)
33 QT31 32. Số chương trình du lịch bị khiếu nại 34 QT33 33. Tỷ lệ chương trình bị khiếu nại
4. Các chỉ số đánh giá HQHĐ khía cạnh Học hỏi và phát triển
35 HH34 34. Số khóa đào tạo mới cho nhân viên
36 HH35 35. Số lượng hiệp hội ngành mà doanh nghiệp là thành viên 37 HH36 36. Số giải thưởng mà DN đạt được trong năm
5. Các chỉ số đánh giá HQHĐ khía cạnh Trách nhiệm của DN với cộng đồng, địa phương
38 TN37 37. Số lần bị xử phạt vi phạm do không tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường
39 TN38 38. Số hoạt động từ thiện, vì cộng đồng trong kỳ
Bảng 2.3: Mã hóa tên các biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam
STT Mã hóa Tên biến quan sát
1. Quy mô DN
1 QM1 Số lao động của doanh nghiệp 2 QM2 Doanh thu hàng năm
3 QM3 Số lượng sản phẩm/dịch vụ
2. Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của KTQT trong việc đánh giá HQHĐ
4 NT1 Nhà quản lý cấp cao có hiểu biết về các các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN
5 NT2 Nhà quản lý cấp cao đánh giá cao về tính hữu ích của các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN
6 NT3 Nhà quản lý cấp cao có nhu cầu cao về việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.
7 NT4 Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN
3. Cam kết của nhà quản lý cấp cao
8 CC1 Nhà quản lý cấp cao cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN
9 CC2 Nhà quản lý cấp cao truyền đạt hiệu quả sự hỗ trợ của mình cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN
10 CC3 Nhà quản lý cấp cao thực hiện quyền hạn của mình trong việc hỗ trợ tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN
4. Chiến lược kinh doanh
11 CL1 Chiến lược giới thiệu sản phẩm mới
12 CL2 Chiến lược tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng
13 CL3 Chiến lược mở rộng thị trường
14 CL4 Chiến lược tăng sự hài lòng của khách hàng
5. Văn hóa doanh nghiệp
15 VH1 Quy chế tài chính, nhân sự, thưởng, phạt, bổ nhiệm, tuyển dụng 16 VH2 Quy tắc ứng xử trong DN
17 VH3 Hỗ trợ của nhà quản lý đối với nhân viên 18 VH4 Sự hợp tác của nhân viên
19 VH5 Sự nhất trí về mục tiêu phát triển
20 VH6 Xây dựng hình ảnh bên trong và bên ngoài DN
6. Trình độ của nhân viên kế toán
21 TD1 Bằng cấp của nhân viên kế toán
22 TD2 Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN 23 TD3 Kỹ năng công nghệ thông tin
24 TD4 Chuyên môn tài chính và kế toán quản trị 25 TD5 Khả năng sáng tạo
7. Hệ thống công nghệ thông tin
26 CNTT1 Hệ thống CNTT linh hoạt cho phép thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu thích hợp phục vụ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN.
27 CNTT2 Hệ thống CNTT cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN
28 CNTT3 Phần mềm kế toán có thể kết nối với các ứng dụng/phần mềm khác trong DN (nếu có) để kế toán có thể nhập và truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ của DN
8. Mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh
29 MTKD1 Mức độ cạnh tranh về giá
30 MTKD2 Mức độ cạnh tranh trong việc phát triển sản phẩm mới 31 MTKD3 Mức độ cạnh tranh về các kênh phân phối/marketing 32 MTKD4 Mức độ cạnh tranh về thị phần/doanh thu
9. Thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN
33 TH1 Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá
34 TH 2 Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ
35 TH 3 Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin để đánh giá HQHĐ của DN 36 TH 4 Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN
(Nguồn: NCS xây dựng)
Sau khi mã hóa dữ liệu, NCS tiến hành thực hiện phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan pearson và phân tích hồi quy để xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam. Kết quả của các phân tích này sẽ được trình bày chi tiết ở Chương 3.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận án đã trình bày rõ phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa lý luận chung về KTQT để đánh giá HQHĐ; Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập các thông tin từ nhà quản lý DN về mục tiêu hoạt động và nhu cầu thông tin về HQHĐ, thu thập các thông tin từ Kế toán trưởng, nhân viên kế toán thực hiện công việc đánh giá HQHĐ của DN để nắm được quy trình đánh giá HQHĐ của DN tại một số DN lữ hành hiện nay, và xin ý kiến về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam; Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành gồm 08 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc;
Phương pháp nghiên cứu định lượng (bao gồm thiết kế phiếu điều tra, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu với các kỹ thuật từ mã hóa dữ liệu, thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan pearson và phân tích hồi quy) được thực hiện nhằm phản ánh rõ thực trạng KTQT với việc đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam và kiểm định các giả thuyết, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAM