CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Điều kiện thực hiện
4.4.1. Về phía các cơ quan Nhà nước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Bộ VHTTDL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Trong lĩnh vực du lịch, cần cụ thể hơn trong việc hướng dẫn về tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Ban hành bộ chỉ số cơ bản để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành, để các DN vận dụng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thông tin của nhà quản lý DN và các bên liên quan của DN; Bên cạnh đó, việc có được bộ chỉ số đánh giá HQHĐ cơ bản sẽ là nền tảng để các DN cùng áp dụng thống nhất, tạo nên một cơ sở dữ liệu để cho các DN so sánh, đối chiếu, giúp nâng cao HQHĐ của các DN lữ hành.
Bộ Tài chính:
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán trong DN, đặc biệt là khi ban hành các quy định, Bộ Tài chính cần có phụ lục hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn, đồng thời kèm theo các biểu mẫu cụ thể để tất cả các DN trong ngành cùng áp dụng thống nhất, cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng, đảm bảo tính có thể so sánh giữa các DN.
Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam với vai trò là tổ chức nghề nghiệp của các đơn vị, cá nhân làm nghề kế toán, kiểm toán ở Việt nam, cần phát huy vai trò của mình thông qua việc tổ chức các chuyên đề định kỳ nhằm tháo gỡ những vấn đề bất cập đang gặp phải tại các DN, giúp nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong DN, bao gồm cả KTTC và KTQT. Đặc biệt là ứng dụng KTQT trong DN một cách sâu rộng hơn, chất lượng hơn, để nâng tầm vai trò của kế toán trong chức năng tư vấn cho nhà quản lý DN.
4.4.2. Về phía doanh nghiệp
Nhận thức về ý nghĩa của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể
toàn DN có ý nghĩa quan trọng trong con đường dẫn tới thành công của hoạt động này. Vì vậy, cần tăng cường nâng cao nhận thức về sự cần thiết, ý nghĩa của thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN đến các nhà quản lý cấp cao, các bộ phận/phòng ban trong DN để phối hợp cung cấp dữ liệu, thông tin phục vụ công tác đánh giá HQHĐ toàn DN được thuận lợi, chính xác, kịp thời.
Các DN lữ hành cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ của nhân sự nói
chung, nhận thức của nhà quản lý về tính hữu ích của các công cụ quản lý và cập nhật kiến thức, trình độ chuyên môn cho kế toán quản trị viên nói riêng.
Các DN lữ hành cần đầu tư vào hệ thống CNTT phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ được thuận tiện, hiệu quả thông qua việc nâng cấp phần mềm kế toán, có liên kết dữ liệu với các bộ phận/phòng ban khác trong DN hoặc các DN lớn có thể triển khai ứng dụng phần mềm ERP, hay big data. Để có thể áp dụng, vận hành các công cụ trên một cách hiệu quả, các DN lữ hành cần phải có lộ trình áp dụng, thuê chuyên gia tư vấn để hiểu rõ quy trình triển khai, các bước công việc thực hiện, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận/phòng ban trong việc tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của DN.