Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp lữ hành

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. (Trang 99 - 100)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về doanh nghiệp lữ hành tại Việt nam

3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp lữ hành

Kết quả khảo sát Bảng 3.1 cho thấy, có 113/195 (tương ứng 57,95%) đối tượng khảo sát đến từ công ty cổ phần và 82/195 (42,05%) là thuộc công ty TNHH; Và 100% các DN lữ hành tham gia khảo sát đều tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Trong các công ty cổ phần, bộ máy quản lý đều bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc), Ban kiểm soát (hoặc Ban kiểm toán nội bộ) và các phòng ban chức năng (như phụ lục 20a). Riêng một số các công ty cổ phần lớn, bộ máy quản lý bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các đơn vị bên dưới có thể tổ chức thành các công ty thành viên, công ty con, các văn phòng chi nhánh cơ hữu, … (như phụ lục 20b). Trong các công ty TNHH, bộ máy quản lý thường bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban chức năng bên dưới (như phụ lục 21); một số công ty TNHH hai thành viên có thêm Hội đồng thành viên và Chủ tịch hội đồng thành viên. Số lượng các công ty thành viên, công ty con, các văn phòng chi nhánh và các phòng ban trong mỗi DN sẽ không hoàn toàn giống nhau vì còn phụ thuộc vào loại hình DN, quy mô công ty của từng DN; tuy nhiên, nhìn chung các DN lữ hành thường có các phòng ban chức năng như phòng tổ chức hành chính (phòng nhân sự), phòng điều hành (phòng kinh doanh lữ hành), phòng marketing, và phòng tài chính kế toán (Phòng Kế hoạch tài chính). Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt và thực hiện cung cấp thông tin, tham vấn cho nhà quản lý trong việc ra quyết định.

Đặc điểm bộ máy quản lý của DN đã có tác động trực tiếp đến hoạt động đánh giá HQHĐ: Với các Tổng công ty có các công ty con, nhiều chi nhánh và các mảng kinh doanh khác nhau (kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế, …) thì cần thiết phải có thông tin về HQHĐ toàn công ty và của từng mảng kinh doanh; do đó cần thiết phải thiết kế các chỉ số tài chính phù hợp như Tỷ lệ doanh thu nội địa/Tổng doanh thu, Tỷ lệ doanh thu inbound/Tổng doanh thu, Tỷ lệ doanh thu outbound/Tổng doanh thu, Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu nội địa, Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu inbound, Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu outbound, Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của chi nhánh năm N/năm N-1, …Bên cạnh đó, với công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, phải công bố Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên, nên cần thiết phải sử dụng các chỉ số tài chính (như ROI, ROE, ROA, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành,…) và các chỉ số phi tài chính (như Số lần bị cơ quan thuế phạt hay vi phạm pháp luật về môi trường, Số hoạt động từ

thiện, vì cộng đồng địa phương). Ngược lại, với các công ty không có các công ty con, không có các chi nhánh và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán thì chỉ cần thực hiện đánh giá HQHĐ đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý DN, do đó không cần sử dụng nhiều chỉ số đánh giá như DN lữ hành lớn.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)