CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị để
3.3.4. Phân tích hồi quy
Căn cứ vào mô hình đã được hiệu chỉnh sau khi phân tích EFA, phân tích hệ số tương quan pearson, ta có mô hình hồi quy tuyến tính bội sau:
TH = Bo + B1*QM + B2*NT + B3*CC + B4*CL + B5*VH + B6*TD + B7*CNTT
Trong đó:
Biến phụ thuộc “TH” là Thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam.
Các biến độc lập: Quy mô DN (QM), Nhận thức của nhà quản lý về tính hữu ích của KTQT trong việc đánh giá HQHĐ (NT), Cam kết của nhà quản lý cấp cao (CC), Chiến lược kinh doanh (CL), Văn hóa DN (VH), Trình độ nhân viên kế toán (TD), Hệ thống CNTT và cơ sở dữ liệu (CNTT).
Sau tất cả các bước kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tương quan Pearson, NCS tiến hành chạy dữ liệu để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và hệ số hồi quy.
* Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (R Square, Anova)
Kết quả của chỉ số R bình phương (trong bảng 3.11) là 0.634 = 63,4%. Như vậy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy (QM, NT, CC, CL, VH, TD, CNTT) giải thích 63,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc (TH), còn lại 37,6% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Bảng 3.11: Mức độ giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT
để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of
the Estimate Durbin-Watson
1 .796a .634 .621 .37169 2.180
Kết quả phân tích phương sai Anova (bảng 3.12) cho thấy: Giá trị F = 46.335, Sig.= 0.000 < 0.05, như vậy mô hình hồi quy có ý nghĩa, kết quả thực hiện trên mẫu có thể suy rộng cho toàn bộ tổng thể.
Bảng 3.12: Bảng phân tích phương sai Anova các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam
ANOVAa
Model Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
1
Regression 44.808 7 6.401 46.335 .000b
Residual 25.834 187 .138
Total 70.643 194
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 20.0)
* Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và hệ số hồi quy (Coefficients)
Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và hệ số hồi quy cho thấy: Hệ số VIF các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, như vậy chắc chắn không có đa cộng tuyến xảy ra; Và tất cả các biến đều có sự tác động lên biến phụ thuộc do Sig. kiểm định t của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 (bảng 3.13):
Bảng 3.13: Bảng kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và hệ số hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các
DN lữ hành Việt nam Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients Standardized
Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) .637 .201 3.163 .002 QM .184 .038 .241 4.892 .000 .805 1.242 NT .164 .039 .223 4.222 .000 .702 1.425 CC .157 .046 .194 3.437 .001 .613 1.630 CL .088 .041 .117 2.159 .032 .671 1.490 VH .116 .049 .147 2.357 .019 .502 1.992 TD .126 .048 .156 2.632 .009 .557 1.795 CNTT .080 .034 .125 2.345 .020 .686 1.458
Biểu 3.4: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
Histogram
Dependent Variable: TH
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 20.0)
Kết luận:
- Từ biểu đồ ta thấy được, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.982 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
- Mô hình hồi quy chuẩn hóa các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam được biểu diễn dưới dạng phương trình như sau:
TH = 0.637 + 0.241*QM + 0.223*NT + 0.194*CC + 0.117*CL + 0.147*VH
+ 0.156*TDKT + 0.125*CNTT
Như vậy, có 7 yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam, được xếp theo thứ tự mức độ tác động lần lượt từ mạnh nhất đến bé nhất là: yếu tố “Quy mô DN” (24,1%), “Nhận thức của nhà quản lý cấp
cao về tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ” (22,3%), “Cam kết của nhà quản lý cấp cao” (19,4%), “Trình độ của nhân viên kế toán” (15,6%), “Văn hóa DN” (14,7%), “Hệ thống CNTT” (12,5%), và cuối cùng là “Chiến lươc kinh doanh” (11,7%).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, NCS đã kết hợp sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để: Phản ánh thực trạng KTQT với việc đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam theo quy trình từ xác lập hệ thống chỉ số đánh giá, thu thập, xử lý dữ liệu, phân tích và cung cấp thông tin về HQHĐ của DN; Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN; Kết quả này sẽ là cơ sở để NCS đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam.
CHƯƠNG 4: CÁC BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAM