Cán bộ, công chức cấp huyện thực hiện phong trào thi đua yêu nước hằng năm và thi đua chuyên đề, theo đợt theo chủ đề, chủ điểm được áp dụng quy của Luật thi đua khen thưởng [năm 2008, sửa đổi năm 2014] với từng danh hiệu thông qua kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xếp loại cán bộ, công chức hằng năm đối với cán bộ, công chức (Lao động tiên tiến;
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở") với thành
tích 2 năm liền Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc là "Chiến sỹ thi đua cơ sở" hoặc có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đềđược UBND Thành phố tặng Bằng khen .
Chính sách thi đua khen thưởng và đánh giá xếp loại danh hiệu thi đua thực hiện công khai dân chủ, không phân biệt cán bộ, công chức là nữ hay nam.
Chính sách thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật, quy định chuẩn mực, đạo đức tác phong, vi phạm về ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ; đối với từng mức độ và từng nhóm công chức giữ chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý và công chức không giữ chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý mà có hình thức xử lý phù hợp.
Với các chính sách đối với cán bộ, công chức nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thông tin từ Sở Nội vụ, qua thống kê giai đoạn 2016 - 2021 có tình trạng thiếu hụt cán bộ nữ chủ chốt ở những vị trí quan trọng, thủ trưởng các đơn vị sở, ngành đa số là nam, hiện chỉ có Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư là lãnh đạo nữ đứng đầu; một số ngành không có lãnh đạo chủ chốt là nữ như: Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng và Thanh tra Thành phố. Ở cấp quận/huyện và Thành phố Thủ Đức hiện có 2/21 đơn vị có Chủ tịch UBND là nữ và 3/21 đơn vị có Bí thư Quận/Huyện ủy là nữ. Về tổng thể, tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt toàn Thành phố có tăng nhưng chủ yếu tăng ở xã/phường/thị trấn. Đối với tỷ lệ quy hoạch nguồn cán bộ nữ chủ chốt trong hệ thống chính trị từ năm 2017 có tăng số lượng cán bộ nữ, tuy nhiên vị trí quy hoạch thủ trưởng là nữ có tỷ lệ thấp, chủ yếu quy hoạch cán bộ nữ ở vị trí cấp phó; do vậy, nữ tham gia các vị trí cán bộ chủ chốt dù có tiếng nói nhưng không giữ vai trò quyết định. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả Luận văn chọn đề tài nghiên cứu.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, tác giả hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nói chung; quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách, chế độ; ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện chính sách nói riêng đối với cán bộ, công chức nữ. Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề liên quan thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp huyện, làm tiền đề quan trọng để tác giả có thể đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ cấp huyện từ thực tiễn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2