Giải pháp về đổi mới nâng cao nhận thức của các chủ thể trong thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ cấp huyện của quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 81)

15 Phòng Tài chính Kế hoạch và Đầu tư 112 22

3.2.6.Giải pháp về đổi mới nâng cao nhận thức của các chủ thể trong thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ

Tại Quận 12, kết quả thực hiện mục tiêu quan điểm về công tác cán bộ nữ theo Nghị quyết số 11-NQ/TW giai đoạn đến năm 2020 hiện nay chưa đảm bảo tỷ lệ cán bộ chủ chốt lãnh đạo quản lý là nữ ở một số cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý đô thị, môi trường, văn phòng (do không quy hoạch hoặc cho rằng ở những vị trí này không phù hợp với nữ) hoặc người đứng đầu là Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận từ khi thành lập năm 1997 đến nay không có nữ. Điều đó cho thấy chủ thể trong triển khai thực hiện chính sách chưa thật sự mạnh dạn tin tưởng để bố trí bổ nhiệm lãnh đạo là người đứng đầu là nữ tại Quận 12. Vì vậy, đổi mới nâng cao nhận thức của các chủ thể trong thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ là cần thiết, qua đó tạo sự cân bằng giữa cán bộ lãnh đạo nam và nữ.

Đây là giải pháp mang tính chất lâu dài, không chỉ riêng cán bộ thực thi chính sách mà còn phải thay đổi cả tư duy, nhận thức của đối tượng thụ hưởng chính sách. Mỗi cán bộ, công chức nữ luôn phải xác định tầm quan trọng của việc tham thực hiện chính sách, thụ hưởng chính sách một cách chủ động, như chủ động tìm hiểu, nghiên cứu quy định về chính sách liên quan; chủ động tham gia thực hiện chính sách có liên quan đến bản thân; phải nắm bắt các quy định, yêu cầu của từng vị trí công tác; có tinh thần phấn đấu, nỗ

lực trong thực thi nhiệm vụ để bản thân đạt tiêu chuẩn theo chính sách; xác định việc học tập và làm việc là phục vụ cho yêu cầu của bản thân. Qua đó, khi thực hiện quy hoạch hoặc có sự thay đổi, bố trí bổ nhiệm thì đảm bảo đạt chuẩn về trình độ và năng lực.

Đối với chủ thể triển khai thực hiện chính sách cần có sự nhìn nhận công bằng khách quan giữa cán bộ, công chức nữ và nam; ghi nhận năng lực, khả năng, sở trường và thành tích thực tế từ hiệu quả công việc của cán bộ, công chức nữ chứ không chủ quan với quan điểm cho rằng vị trí này thích hợp với nam hoặc điều kiện của nữ thì không đáp ứng được yêu cầu.

Tại Quận 12, thống kê qua 5 năm (2016 - 2020), số cán bộ, công chức nữ vi phạm đến mức thi hành kỷ luật không nhiều (04 người) và tỷ lệ nữ được đánh giá xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, Chiến sỹ thi đua Thành phố tăng hằng năm. Vì vậy, cần quan tâm, đánh giá cao vai trò người đứng đầu là nữ, tin tưởng giao nhiệm vụ, quy hoạch cũng như bổ nhiệm cán bộ nữ giữ vị trí người đứng đầu phù hợp theo năng lực, sở trường và kinh nghiệm công tác của cán bộ nữ; luân chuyển cán bộ, công chức hài hòa giữa các cơ quan thuộc khối Đảng - Đoàn thể và cơ quan hành chính, nhất là đối với cán bộ công chức giữ nhiệm vụ từ 08 năm trở lên để khắc phục tình trạng bão hòa và tạo điều kiện thay đổi môi trường làm việc cho cán bộ công chức.

* Trong quá trình nghiên cứu, phân tích thực trạng kết quả thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ, tác giả đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách tại Quận 12:

- Việc xây dựng và hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cần có sự quan tâm, quy định chính sách, tạo điều kiện riêng dành cho cán bộ, công chức nữ, nhất là đối với nữ cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo quản lý để cán bộ, công chức nữ thật sự an tâm và thoải mái trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đạt kết quả tốt nhất.

- Căn cứ vào quy hoạch cán bộ, công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn của các chức danh quy hoạch để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đến năm 2025. Khi xây dựng kế hoạch phải xác định đúng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng; trình độ, loại hình đào tạo, bồi dưỡng và cấp đạo tạo, bồi dưỡng. Cần quan tâm đào tạo cho cán bộ, công chức nữ, trẻ có triển vọng.

Để cán bộ, công chức nữ được an tâm hơn, thật sự tốt hơn trong việc vừa đảm bảo công tác tốt vừa chăm sóc chăm lo gia đình tốt hơn, đề xuất các co3w quan có thẩm quyền khảo sát, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách đối với cán bộ, công chức nữ phù hợp với thực tế hiện nay:

- Tăng số ngày nghỉ phép cho cán bộ, công chức nữ đối với trường hợp chăm con ốm nằm viện điều trị dài ngày hoặc bệnh cần phải có thời gian chăm sóc; quy định cụ thể việc tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nữ sau thời gian xin nghỉ không hưởng lương do chăm cha mẹ (tứ thân phụ mẫu) đau ốm mà bản thân hoặc vợ, chồng đều là con một.

- Bổ sung chính sách đãi ngộ khuyến khích dành cho cán bộ, công chức nữ đối với ngày Quốc tế phụ nữ 08/3 hoặc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

- Đối với chính sách về lương và phụ cấp, cần có quy định riêng cụ thể về thời gian nâng lương và mức phụ cấp dành cho cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý với cao hơn mức 0,1 so với nam nhằm động viên cán bộ, công chức nữ và khuyến khích sự phấn đấu của công chức nữ là nguồn quy hoạch cán bộ. Về bậc lương, xem xét thời gian nâng lương định kỳ đối với cán bộ, công chức nữ sớm hơn cán bộ công chức nam từ 01 đến 02 tháng để đảm bảo đến tuổi nghỉ hưu, mức lương hưu nhận được của cả nam và nữ ngang bằng nhau do số tuổi nghỉ hưu của nam cao hơn nữ, mặc dù cán bộ, công chức nữ có thời gian nghỉ thai sản được hưởng trợ cấp thai sản.

- Điều chỉnh thống nhất đồng bộ và công bằng về chính sách phụ cấp, thời gian nâng lương trước niên hạn đối với cán bộ, công chức nữ các khối (Đảng - Đoàn thể và Chính quyền), đề xuất thời gian chung là 12 tháng.

- Bổ sung chính sách nghỉ phép được hưởng nguyên lương với thời gian nghỉ từ 02 - 05 ngày để chăm cha, mẹ ruột (hoặc cha, mẹ chồng) bị ốm nằm viện khi cán bộ, công chức nữ và chồng đều là con một, nhằm tạo điều kiện để cán bộ, công chức nữ thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ và cũng đảm bảo sức khỏe trong thời gian cha (mẹ) ốm nằm viện dài ngày.

- Có quy định tiêu chí riêng về tỷ lệ, khối lượng, mức độ hoàn thành công việc của CBCC nữ trong đánh giá xếp loại CBCC hằng năm, nhất là đối với các cơ quan có từ 2/3 trở lên lãnh đạo là nữ hoặc đơn vị có thủ trưởng là nữ.

- Hiện nay, quy định về khen thưởng đối với cán bộ, công chức còn xét chung các tiêu chí quy định, cần có sự chỉ đạo, định hướng, quán triệt nâng cao nhận thức trong cán bộ lãnh đạo cơ quan ưu tiên xem xét tỷ lệ khen thưởng đối với CBCC nữ (ưu tiên xét tỷ lệ nữ được khen thưởng cao hơn).

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở lý luận tổng quan về chính sách đối với cán bộ, công chức nữ cấp huyện ở Chương 1; kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ tại Quận 12 ở Chương 2; căn cứ các mục tiêu, định hướng chính sách và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nữ Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả việc chính sách đối với cán bộ, công chức nữ công tác tại Quận 12 trong thời gian tới với các nhóm giải pháp về chính sách tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch và quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; chính sách chế độ tiền lương; chính sách nghỉ phép, thai sản; thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức nữ. Các giải pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy cần có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ trong những năm tới được nêu như trên sẽ tạo được chuyển biến tốt về chất lượng, số lượng cán bộ, công chức nữ công tác tại các cơ quan Đảng - Đoàn thể và các cơ quan chuyên môn tại Quận 12 nói riêng và thành phố Hồ Chí minh nói chung, góp phần nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ đối với cán bộ, công chức nữ công tác tại các cơ quan Đảng - Đoàn thể và các cơ quan chuyên môn thuộc Quận 12.

KẾT LUẬN

Thực tế hiện nay, hiệu quả công tác và năng lực của cán bộ, công chức nữ được đánh giá cao, rất xứng đáng được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện nhiều hơn và được hưởng những chính sách đặc thù hơn.

Từ thực tế báo cáo chính trị về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đánh giá về công tác tổ chức và cán bộ: “Việc thể chế hóa, cụ thể

hóa chủ trương của Đảng về một số nội dung trong công tác cán bộ còn chậm, có nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng; chính sách cán bộ chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc.”

Đại hội lần thứ XIII của Đảng có chủ trương: "Nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế" cùng khâu đột phá chiến lược "Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài”.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức nữ nói riêng, chính sách có thể là động lực thúc đẩy cho sự phát triển, phát huy tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công của cán bộ, công chức. Nhưng ngược lại, nếu chính sách bất hợp lý, nó sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển, nảy sinh mâu thuẫn, gây mất đoàn kết nội bộ, lãng phí nhân lực,...

Hiện nay, hệ thống chính sách đối với cán bộ, công chức ở nước ta còn nhiều hạn chế, nhất là chính sách về cải cách tiền lương do phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thể hiện tốt vai trò của mình, nhất là những chính sách đặc thù cho nữ cán bộ,

công chức để phát huy hết khả năng nội lực và sự toàn tâm cống hiến của cán bộ, công chức nữ. Do đó, đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ phải vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh cùng yêu cầu hội nhập quốc tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thông qua nghiên cứu, đề tài cũng nêu những tồn tại, hạn chế cùng những nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện chính sách. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ công tác tại các cơ quan Đảng - Đoàn thể và các cơ quan chuyên môn thuộc Quận 12 trong thời gian tới được tốt hơn.

Luận văn nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ cấp huyện trong phạm vi thực tiễn tại Quận 12 vẫn còn hạn chế về thời gian và khả năng nên chỉ nghiên cứu ở mức độ tương đối, tác giả mong muốn thông qua đề tài thấy rõ hơn thực trạng chính sách hiện nay của cán bộ, công chức nữ, với các nội dung đánh giá và đề xuất giải pháp sẽ đóng góp một phần nhỏ của mình với hy vọng công tác tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ được thực hiện ngày càng tốt hơn, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức nữ nói riêng có đủ phẩm chất, năng lực và tự tin trong công việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xứng đáng với 08 chữ vàng được Bác Hồ trao tặng cho phụ nữ Việt Nam

"Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" và trở thành người phụ nữ

hiện đại "Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang" trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ cấp huyện của quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 81)