H.T Thích Trí Chơn

Một phần của tài liệu chanhphap-70-09-17- (Trang 26 - 28)

Buddhist Stories for Chil- dren” (Những Mẫu Chuyện Ðạo Cho Trẻ Em). Hai cuốn này đều do Thượng Tọa biên soạn. Nhờ vậy mà các em cĩ được sự hiểu biết căn bản về lịch sử cuộc đời Ðức Phật. Thượng Tọa cũng soạn cuốn “Nghi Thức Tụng Niệm” bằng Anh ngữ trong khi vợ ơng sáng tác nhiều bài ca Phật Giáo để dùng trong những buổi lễ tại các chùa Nhật trên khắp đảo Hawaii.

Tháng 07 năm 1928 cĩ khoảng 60 người Caucasians (quê ở miền nam nước Nga) bắt

đầu muốn tìm hiểu Phật Giáo và

do sự khuyến khích của T. T. Shinkaku, họ thành lập một tổ chức nhằm truyền bá giáo lý

đức Phật cho những người Tây

Phương. Họ cũng cho ấn hành một bản tin trình bày lý do tại sao họ quay trở về theo đạo Phật. Ðại khái họ bày tỏ rằng Phật Giáo là tơn giáo của lý trí, lịng từ bi, sự khoan dung độ lượng và rất phù hợp với tinh thần khoa học. Phần cuối bản tin họ khuyến khích kêu gọi những ai ngưỡng mộ Phật Giáo nên đến nghe thuyết giảng và dự khĩa lễ bằng Anh ngữ mỗi cuối tuần tại chùa Bổn Nguyện (Honganji). Trước sự kiện Phật Giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các đảo ở Hawaii đã khiến những mục sư Tinh Lành bấy giờ phải than thở bảo rằng sau 108 năm cố gắng truyền giáo của họ tại đây, số người theo đạo Tinh Lành chỉ chiếm

được 3 phần 100 tổng số dân trên đảo trong

khi Phật Giáo cĩ khoảng 125.000 tín đồ trên tổng số 330.000 dân chúng.

Sau khi nhận làm trưởng ban hoằng pháp bằng biếng Anh tại chùa Bổn Nguyện (Honganji), T. T. Shinkaku đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Phật và Thiên Chúa Giáo nên hợp tác làm việc với nhau và nhiều vị Tăng Nhật Bản bấy giờ đã cố gắng thuyết phục những người Nhật và Mỹ nên cùng nhau hợp tác trong việc duy trì các truyền thống tín ngưỡng tốt

đẹp của hai dân tộc. Năm 1932, T. T. Shinkaku

thành lập Viện Phật Học Quốc Tế tại Hawaii (International Buddhist Institude of Hawaii) và giáo Hội Phật Giáo Tây Phương (Western Bud- dhist Order) do Thượng Tọa làm chủ tịch.

Trong thời gian xảy ra cuộc thế chiến thứ hai, khi các nhà sư Nhật phần đơng bị giam giữ hay cơ lập bởi nhà cầm quyền địa phương, T. T. Shinkaku một mình tại Hawaii đã can đảm

đứng ra tìm mọi cách để bảo vệ các chùa và

nhiều Phật tử Nhật thốt khỏi sự kỳ thị, đàn áp, phá hủy của quân đội Hoa Kỳ cũng như các thường dân Mỹ địa phương yêu nước. Thượng Tọa vẫn thường nĩi với dân chúng và các nhân viên chính quyền trên đảo rằng: “Phật Giáo chúng tơi khơng cĩ dính dấp gì đến cuộc chiến tranh này” (Buddhism had nothing to do with

this war).

Năm 1952, sau khi hịa thượng Imamura viên tịch, Thượng Tọa Shinkaku rời chùa Bổn Nguyện (Honganji) đến tu tập làm đệ tử và kế nghiệp hịa thượng Koma- gata ở chùa Thiền Tào Ðộng, Honolulu. Tại đây, T. T. Shinkaku đảm trách việc thuyết giảng Phật Pháp bằng tiếng Anh cho các du khách đến viếng Ha- waii từ Anh Quốc và Hoa Kỳ. Thượng Tọa cũng soạn và xuất bản cuốn “Gleanings from Soto Zen” (Những Kiến Thúc về Thiền Tào Ðộng) và “Buddhist Ser- mons” (Những Bài Giảng Phật Pháp).

Năm 1962, T. T. Shinkaku đúng 86 tuổi, được ngài Phĩ Viện Chủ chùa Tổng Trì (Soji) tấn phong lên hàng “Trưởng Lão” (Choro) và năm 1963

được hịa thượng Rosen Takushima, giáo

trưởng phái Thiền Tào Ðộng hết lịng tán dương về sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Thượng Tọa trong nhiều năm qua. Uy tín và đức độ của T. T. Shinkaku khơng những chỉ được các tổ chức, tơng phái Phật Giáo Nhật Bản ngưỡng mộ, kính nể mà ảnh hưởng của Thượng Tọa cịn lan rộng đến nhiều quốc gia theo Phật Giáo tại Á và Âu Châu.

Về mặt văn hĩa, ngồi các sách đã kể trên, T. T. Shinkaku cịn là bút giả của nhiều tác phẩm Phật giáo Anh văn giá trị khác gồm những cuốn dưới đây:

1. The Buddha and His Teachings (Ðức Phật và Giáo Pháp của Ngài).

2. How to Meditate (Thiền Ðịnh Như Thế Nào).

3. Essentials and Symbols of Buddhist Faith (Những Ðiểm Quan Yếu và Biểu Tượng của Phật Giáo).

Thượng Tọa cũng làm chủ biên tạp chí “Phật Giáo tại Hawaii” xuất bản hằng năm (The Buddhist Annual of Hawaii) trong đĩ cĩ đăng nhiều bài khảo cứu Phật Giáo giá trị của các học giả: Bà Rhys Davids, ơng Hari Singh Gour và thiền sư Komagata v.v...

T. T. Shinkaku (Tâm Giác) viên tịch vào tháng 2 năm 1967 tại Hawaii, hưởng thọ 91 tuổi.

THÍCH TRÍ CHƠN

(Chánh Pháp sẽ lần lượt đăng trọn tác phẩm

NHỮNG ÐĨNG GĨP TO LỚN CỦA CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC CHO NỀN PHẬT GIÁO ÂU MỸ trong những số kế tiếp. Thành kính tri ân Cố Hịa Thượng Thích Trí Chơn, và xin kính mời độc giả đĩn đọc)

H.T. THÍCH TRÍ CHƠN (1933—2011) (1933—2011)

Tơi đã dành nhiều năm để

Một phần của tài liệu chanhphap-70-09-17- (Trang 26 - 28)