Kết quả quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 60 - 61)

2.3. Thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bà

2.3.1. Kết quả quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh

Thành quả đạt được chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN được phản ánh bằng giá trị TSCĐ có thể thu được thông qua kêu gọi trong kỳ. Như đã nêu trên vốn đầu tư XDCB bằng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua đã tập trung vào đầu tư hạ tầng cơ sở cho lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, giáo dục và các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế. Do đó khối lượng tài sản cố định huy động qua các năm đều tăng lên, phục vụ một cách tích cực và trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Bảng 2.3: Giá trị TSCĐ huy động bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh BR- VT giai đoạn 2016 – 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Giá trị TSCĐ huy động 5.354,1 5.281,2 6.294,9 6.873,3 8.132,8

Đầu tư XDCB bằng vốn

NSNN 5.327,6 6.125,3 6.602,3 7.006,5 12.290,9 Tuy rằng phần lớn tài sản cố định sau khi được hình thành đều được đưa vào sử dụng trực tiếp trong giai đoạn nhưng chất lượng sản xuất thực sự tăng lên (hiệu quả sử dụng) không đáng kể, trung bình chỉ đạt khoảng 70,5%. Qua đây chứng minh là chất lượng khi đưa TSCĐ vào vận hành trong công tác đầu tư giá trị mang lại chưa cao, vì thế góp phần làm ảnh hưởng nguồn vốn được sử dụng sai mục đích gây thiệt hại NSNN. Nguyên nhân của tình trạng này một mặt là do trình độ của đội ngũ quản lý vận hành kết quả đầu tư còn yếu, kinh phí duy tu bảo dưỡng bố trí không đủ, không thường xuyên; công tác đào tạo, chuyển

giao tri thức quản lý sử dụng cho các đối tượng quản lý cũng như thụ hưởng chưa được chú trọng… nên không khai thác, phát huy được tối đa năng lực phục vụ của các công trình đầu tư. Mặt khác do không tính toán được một cách đầy đủ và chính xác các nhu cầu đầu tư nên dẫn đến tình trạng thiết kế công trình (công suất, năng lực phục vụ…) vượt quá yêu cầu thực tế, dư thừa năng lực phục vụ gây lãng phí nguồn lực cho xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 60 - 61)