Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 99 - 106)

3.3. Kết luận và kiến nghị

3.3.2. Kết luận chương 3

Trên cơ sở các phân tích ở chương 3, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng phân bổ chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2020, tác giả đề xuất 7 giải pháp, trong đó có 6 giải pháp chính và một nhóm các giải pháp hỗ trợ khác. Các giải pháp: hoàn thiện các văn bản pháp lý của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có liên quan đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB, hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN và giải

pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư cần được ưu tiên hoàn thiện nhằm cải thiện nhanh nhất các hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bên cạnh các nguyên khách quan cần phải kể đến các nguyên nhân chủ quan đã ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn qua như: Luật và các quy định về quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB chưa hoàn thiện, hạn chế về vốn đầu tư, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế… Do vậy, việc tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần sự hỗ trợ của Chính Phủ và tinh thần nghiêm túc cải cách quản lý trong lĩnh vực này. Như thế thì giám sát quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB hiệu quả mới được nâng cao và thể hiện hết nhiệm vụ của nó cho phát triển KT-XH của tỉnh BR-VT nói riêng và của cả nước nói chung.

KẾT LUẬN

Quản lý, giám sát chi ngân sách địa phương là một mảng chuyên ngành giám sát rất khó khăn, vì nó dựa trên nhiều nhân tố chịu ảnh hưởng: không duy nhất là chủ trương, kế hoạch về con người mà còn tác động lớn về các nhân tố khách quan khác. Do đó, nhằm cải thiện giám sát, quản lý chi NSĐP cần một khoảng thời gian và các yếu tố điều kiện nhất định. Dù vậy chúng ta phải hướng tới đẩy nhanh quy trình này, việc này nhiều khả năng đạt được nếu có sự hướng dẫn cụ thể đường lối chủ trương nhất định từ TƯ tới địa phương và sự nhiệt huyết của người quản lý giám sát.

Qua nhận định và đo lượng công tác quản lý, giám sát chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh BR-VT thể hiện được là: quản lý, giám sát chi NSNN trong đầu tư XDCB có những hạn chế còn tồn tại, nhất là sự thiếu gắn kết của Luật pháp và các tiêu chuẩn, định mức có liên quan, sau đó là bước thực hiện nghiêm về ngân sách chưa được giám sát kỹ hậu quả là tình trạng mất đi, lãng phí vốn trong đầu tư XDCB. Vì vậy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như các cơ quan hữu quan cần phải có giải pháp cho quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB để tăng hiệu quả chi ngân sách nhà nước.

Trong chương 1, Luận văn đã hệ thống được các cơ sở lý luận về chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư XDCB; khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản; khái niệm, đặc điểm của quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản, các nguyên tắc quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nội dung quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB; nội dung đánh quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản; các nhân tố tác động đến quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản và kinh nghiệm quốc tế về quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản; khái quát các nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm các nghiên cứu trong nước và nghiên cứu ở ngoài nước; đồng thời đưa ra các phương pháp nghiên cứu được ứng dụng trong Luận văn. Điểm khác biệt của đề tài nghiên cứu trong phần này là chỉ ra vấn đề cần khảo sát nhằm phân tích quản lý, giám sát chi NSNN trong đầu tư XDCB, điều đó cũng là một chuẩn mực để nhận định quản lý, giám sát chi NSNN trong đầu tư XDCB một cách đầy đủ nhất từ Luật, bước lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách đến khâu thanh, kiểm tra trong quản lý, giám sát NSNN trong đầu tư XDCB; chỉ ra các phương hướng nghiên cứu được áp dụng duy nhất cho nhận định, đánh giá đề tài của luận văn. Điều này là tiền đề lý luận trọng tâm để nhận định thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB ở chương tiếp theo.

Trong chương 2, Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo số liệu tìm kiếm, điều tra và phân tích của tác giả đã nhận định tình trạng chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh BR-VT cụ thể là: bối cảnh tiến hành, trình tự chi NSNN trong đầu tư XDCB; kết quả, chất lượng quản lý, giám sát chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh và nhận định thủ tục quản lý, giám sát chi đó. Điểm khác biệt của bài nghiên cứu trong phần này là nhận định những thành quả hoàn thành vừa theo số liệu tìm kiếm, vừa theo thành quả phân

tích thực tế quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh BR-VT từ bước Luật pháp, lập dự toán, chấp hành chi, quyết toán chi, cho đến bước thanh, kiểm tra chi NSNN trong đầu tư XDCB; các điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi phân đoạn giám sát đều được định lượng. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được phân tích một cách khoa học, từ đó chỉ ra các nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh. Điều này là tiền đề khoa học chắc chắn để dẫn ra các phương hướng đẩy mạnh quản lý, giám sát chi NSNN trong đầu tư XDCB chính xác hơn.

Trong chương 3, Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng quan 6 phương án chính và nhóm các phương hướng khác. Điểm khác biệt của bài nghiên cứu trong phần này là các phương hướng được sắp xếp từ trên xuống với trọng tâm cần được chú trọng cùng với các khuyết điểm lớn trong mỗi bước quản lý, giám sát chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh BR- VT.

Dù vậy, Bài nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được chất lượng của chi NSNN trong đầu tư XDCB một cách tổng quan theo trình tự dự án, chưa cân đo chênh lệch với thực tế quản lý, giám sát chi NSNN trong đầu tư XDCB tại các khu vực khác ở Việt Nam, ngoài ra chưa có phương án để định lượng tổ chức chi phù hợp trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh BR-VT. Tác giả mong muốn sẽ được tìm tòi, phân tích tiếp trong các công trình khoa học về sau, và kính mong các nhà khoa học quan tâm đến nội dung này tiếp tục tìm ra và đưa thêm những nhận định phân tích để có tiền đề khoa học cho quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB ở các khu vực địa phương nâng cao hơn.

Cùng với đầu tư từ các địa bàn, khu vực ngoài quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh, đầu tư công đã và sẽ tiếp tục nhằm đóng góp không nhỏ vào phát triển KT-XH của Tỉnh. Tuy nhiên, để đáp ứng đòi hỏi đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản cần phải được chú trọng hơn nữa. Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản đã được hệ thống trong Luận văn, giúp chúng ta có các cơ sở khoa học cho phân tích thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản từ đó có giải pháp hợp lý hơn cho tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

2. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015.

3. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

4. Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công số 30/2019/QH14 ngày 13/06/2019. 5. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014. 6. Quốc hội (2017), Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017.

7. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015, Về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

8. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016, về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.

9. Thủ tướng Chính phủ (2013), Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước.

10. Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 30/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2016.

11. Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 67/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2017 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

12. Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 09/12/2017 phê chuẩn kế hoạch đầu tư công năm 2018 và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

13. Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 phê chuẩn kế hoạch đầu tư công năm 2019 trên địa bàn tỉnh.

14. Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 111/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 phê chuẩn kế hoạch đầu tư công năm 2020 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

15. Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 28/05/2015, Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục ứng trước dự toán ngân sách năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh.

16. Lê Văn Hưng và Lê Văn Hừng (2013), Giáo trình ngân sách nhà nước, trường đại học kinh doanh công nghệ hà nội

17. Nguyễn Thanh Minh (2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

18. Nguyễn Hải Sơn (2014), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình,

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Võ Văn Cần (2014), Luận văn tiến sĩ kinh tế, Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Học viện Tài chính, Hà Nội.

21. Dương Anh Vĩ (2015), Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,

Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

22. Hoàng Ngọc Sơn (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA

Kính chào Ông/Bà!

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu đại diện cho Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và trường đại học Bà Rịa Vũng hiện đang nghiên cứu đề tài HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU cung cấp. Sự trả lời khách quan của Ông/Bà sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này và giúp cải thiện chất lượng. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ bí mật, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà.

Ông (Bà) vui lòng cho biết quan điểm của mình về các vấn đề bên dưới: 1. Theo Ông (Bà), đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB dựa vào các tiêu chí gì?

….……… ……….……… ………...

2. Theo Ông (Bà), quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước liên quan đến các chủ thể nào?

….……… ……….……… ………...

3. Theo Ông (Bà), cần triển khai các giải pháp gì nhằm giải quyết vấn đề hạn chế vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

….……… ……….……… ………...

4. Theo Ông (Bà), yếu tố nào cần được quan tâm nhất để đánh giá chất lượng quản lý Ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB? Và giải pháp gì để tăng cường chất lượng các yếu tố đó?

….……… ……….……… ………...

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CHUYÊN GIA

ST

T Họ và tên Chức vụ Số điện thoại

1 Trương Kim Tân Phó Giám đốc – Sở Tài chính 0903.905.369 0254.3907779 2 Tạ Thành Nhân Trưởng phòng NS – Sở Tài chính 0918.08.62.26

3 Phạm Quang Nhật Phó Giám Đốc – Sở KHĐT 0982.49.59.79 0254.3859278 4 Trần Phúc Chỉnh Nguyên Phó Ban KTNS HĐND tỉnh BR-VT 0913.949.035 5 6 7 8

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 99 - 106)