Hoàn thiện các văn bản pháp lý của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có liên quan đến quản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 85 - 87)

3.2 Một số giải pháp cụ thể

3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có liên quan đến quản

quan đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB.

Như đã nhận định ở chương 2, lý do dễ nhận thấy của quản lý chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN có chất lượng chưa thật sự tốt là do sự chưa đầy đủ về Luật pháp và các tiêu chuẩn về thay thế sửa đổi trong quản lý chi đầu tư XDCB. Vì vậy, đây là vấn đề đầu tiên mà Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải có giải pháp để tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới.

- Sửa đổi, thay thế bổ sung những thiếu sót theo Quyết định số 1114/QĐ- UBND của UBND tỉnh quy định về trình tự, thủ tục ứng trước dự toán ngân sách năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh. Qua hơn 06 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1114/QĐ-UBND của UBND tỉnh đã bộc lộ một số tồn tại, như: Về căn cứ pháp lý: Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã hết hiệu lực thi hành (được thay thế bằng Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015); Số nợ tạm ứng từ ngân sách tỉnh của các cơ quan, đơn vị còn lớn (đến thời điểm 30/9/2021 khoảng là: 1.233 tỷ đồng), các cơ quan, đơn vị được tạm ứng từ ngân sách tỉnh chưa chủ động xây dựng các giải pháp và đôn đốc thực hiện để hoàn trả tạm ứng cho ngân sách tỉnh; một số khoản đã được cấp có thẩm quyền duyệt bố trí nguồn vốn hoàn trả tạm ứng cho ngân sách tỉnh, nhưng cơ quan đơn vị được tạm ứng ngân sách không thực hiện phối hợp với Sở Tài chính để hạch toán giảm số nợ tạm ứng, vv… Do vậy, cần thiết phải thay thế Quyết định số 1114/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

- Phát hiện các tiêu chí chuẩn mực của TƯ, tìm ra những tiêu chí bị trùng lắp, chưa phù hợp để kiến nghị điều chỉnh, thêm vào, cùng với đó xây dựng tiêu chí của Tỉnh để thực hiện thống nhất và chỉ đạo tiến hành triển khai. Mặc dù việc rà soát này thuộc trách nhiệm của Trung ương nhưng Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần căn cứ thực tiễn tình hình ở địa phương để tiến hành đối chiếu, rà soát nhằm kiến nghị điều chỉnh, bổ sung xây dựng, ban hành quy định cụ thể của địa phương cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Cụ thể như quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn quy định việc HĐND quyết định phân bổ chi

ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản như thời gian, thông tin để các ban HĐND thẩm tra và đại biểu HĐND xem xét là rất hạn chế. Các báo cáo trình HĐND chỉ đưa được tổng dự toán, tổng mức đầu tư, kế hoạch vốn năm nhưng không có thông tin về tình hình thực hiện các dự án nên việc thẩm tra cũng như quyết định chỉ có thể dừng lại ở định hướng chứ khó có thể đảm bảo tính chính xác, hợp lý của phương án phân bổ.

- Dựa vào tiền đề các thủ tục của TƯ, tỉnh BR-VT cần giữ vững và kịp thời xây dựng tiêu chuẩn của Tỉnh dựa trên chủ trương công khai một cách chính xác, minh bạch, chủ yếu là tiêu chuẩn rõ quy trình, nghĩa vụ giải quyết quy trình hành chính, nghĩa vụ của chủ thầu, NĐT và các cơ quan, đơn vị, tập thể có liên quan, thời gian tiến hành các vấn đề hoạt động, quy tắc bắt buộc và trình tự áp dụng chế tài về các vi phạm. Các quy định này cần được thường xuyên rà soát với thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. UBND Tỉnh cần quy định rõ hơn nữa việc chủ đầu tư thuê tư vấn, trình tự tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, trình tự, thủ tục xin được giao đất, cho thuê đất đối với các dự án có nhu cầu sử dụng đất, chế tài cụ thể xử lý các vi phạm, thời gian lập dự án chưa phù hợp với thực tiễn… Ở đây cần chi tiết và rõ ràng hơn nữa các quy định liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong từng khâu quản lý để tăng cường hiệu lực của Luật pháp và quy định trong chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN.

Khi phân cấp quản lý giám sát đầu tư cần phải phân tích đến khả năng thực tế, năng lực nâng cao để tăng tính tự thích nghi cho các cấp chính quyền của Tỉnh. Trước kia tất cả các dự án đầu tư ở địa phương đều phải do các cơ quan trung ương thẩm định và phê duyệt thì nay các địa phương được toàn quyền trong việc quyết định dự án đầu tư, phân bổ kế hoạch đầu tư phát triển và giao chi tiết tới từng dự án.

Tuy nhiên, chính việc phân cấp mạnh mẽ, triệt để cho các địa phương như hiện nay cũng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Chẳng hạn, một số Sở ngành ở Tỉnh đã ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng cho ban quản lý dự án đầu tư ở các huyện, thị, thành phố. Vì vậy, việc phân cấp quản lý này là khác nhau ở từng tỉnh mặc dù các quy định chung về phân cấp quản lý của cả nước là như nhau. Do đó, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần rà soát lại các phân cấp quản lý phù hợp năng lực của chủ đầu tư, phù hợp với khả năng của các ban quản lý dự án của các đơn vị, các huyện và thành phố, hạn chế tối đa tính áp đặt, thiếu khách quan, khoa học và tính địa phương cho các cấp đó.

+ Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho toàn Tỉnh theo từng giai đoạn và có dự báo đến năm 2025, trong đó có chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản những hạng mục ưu tiên, trọng điểm và trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và UBND Tỉnh phê duyệt. Sở có nhiệm vụ là chỉ đạo hướng dẫn các chủ đầu tư lập dự án đầu tư. Thẩm định các dự án đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc trình thỏa thuận với các Bộ, ngành theo phân cấp. Sở thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu theo phân cấp của UBND.

+ Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng. Dưới góc độ phân cấp, Sở ban hành các văn bản hướng dẫn tiến hành các chuẩn mực của Nhà nước về đầu tư và xây dựng. Chịu trách nhiệm về quản lý định mức đơn giá XDCB, quản lý thiết kế, tổng dự toán công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cây xanh cấp thoát nước, chiếu sáng đô thị. Sở có quyền phê duyệt một số quy hoạch chi tiết của Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp, chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Vũng Tàu, các ban, ngành để hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng của Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ về đầu tư, đấu thầu, quản lý xây dựng.

+ Sở Tài chính cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối phân bổ vốn đầu tư trình Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt. Thẩm định giá vật tư, thiết bị hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị. Thẩm tra quyết toán vốn xây dựng cơ bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có liên quan đến chuyên ngành.

+ Các Sở, ban, ngành khác chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước xây dựng thiết kế, tổng dự toán và chất lượng công trình theo chuyên ngành mà mình quản lý. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với các vùng nông nghiệp, thủy lợi, Sở Giao thông vận tải: các công trình giao thông vận tải; Sở Giáo dục - Đào tạo: các cơ sở trường học; Sở Công thương đối với các công trình chợ, dẫn tải điện và trạm biến thế, Sở Y tế đối với các công trình bệnh viện, trung tâm y tế…

+ UBND thành phố Vũng Tàu, các UBND huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn được UBND tỉnh ủy quyền quyết định đầu tư, phê duyệt theo thiết kế, tổng dự toán, phê duyệt quyết toán và cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp.

Thời gian xây dựng, ban hành quy định cụ thể của Tỉnh để thực hiện các quy định của Trung ương còn dài dẫn đến tình trạng áp dụng quy định thiếu thống nhất, chậm xử lý các bất cập… Vì vậy, cần kịp thời có quy định, hướng dẫn việc thực hiện, áp dụng các quy định, hướng dẫn mới của Trung ương để tránh việc thực hiện, xử lý thiếu thống nhất ở các cấp, các ngành và trong các dự án đầu tư XDCB.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 85 - 87)