QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1 Lý thuyết thương mại và sự phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 26 - 29)

6.1.1.  Lý  thuyết  thương  mại  và  sự  phát  triển

Chúng   ta   không  cần   chứng  minh   về  sự   hình   thành   và  phát  triển   của   thị   trường   thế  giớinữa.  Nó  đã  là  một  hiện  thực  cơ  bản,  thậm  chí  cơ  bản  nhất,  của  thế  giới  hiện  đại,   đến  mức  có  thể  khẳng  định  rằng  thị  trường  thế  giới  là“đất  sống”  của  các  quốc  gia  khác   nhau,  và  quốc  gia  nào  không  đứng  chân  được  ở  đó  thì bị  đẩy  ra  rìa  của  dòng  chảy  văn   minh  loài  người.

Ngày   nay,   thị   trường   thế   giới   không   chỉ   là   nơi   trao   đổi   hàng   hóa   mà   còn   ngày   càng  chủ  yếu  là  nơi  lưu  thông  của  tư  bản và  của  công  nghệ.“Thể  trạng” kinh  tế  của  mỗi   quốc  gia,  đặc  biệt  là  các nước  phát  triển,  ảnh  hưởng  lớn  tới“sức  khỏe”  của  thị  trường  thế   giới,  và  ngược  lại,  mọi  dao  động  lớn  nhỏ  của  thị  trường  thế  giới  đều  tác  động  mạnh  mẽ   tới  tình  hình  kinh  tế  của  mỗi  nước.

Thị  trường  thế  giới  không  chỉ  gồm  những  trao  đổi  giữa  các  quốc  gia,  mà  còn  bao   gồm  cả  những  thị  trường  bên  trong  của  các  quốc  gia.  Vấn  đề  là  những  trao  đổi  thuộc  hai   loại  đó  gắn  bó  khăng  khít  với  nhau  và  làm  tiền  đề  cho  nhau.  Không  có  những  trao  đổi   giữa  các  quốc  gia  thì  không  thể  tiến  hành  sản  xuất  có  hiệu  quả,  và  không  có  những  trao   đổi  bên  trong  mỗi  quốc  gia  thì  cũng  không  thể  có  sự  phát  triển  của  những  trao  đổi  giữa   các  quốc  gia.

Trên  thực  tế,  sự  phân  chia  nói  trên  cũng  chỉ  có  tính  chất  ước  lệ.  Theo  tính  toán  của   báo   cáo   về   kinh   tế   thế   giới   1990-2000,   nếu   lấy   giá   đồng   đôla   năm   1988   làm   chuẩn,   thị   trường  thế  giới  về  các  ngành  công  nghiệp  quan  trọng  nhất  (cơ  khí,  hóa  học,  gỗ,  giấy,  xe   hơi,  điện  tử,  đồ  điện,  dệt,  kim  loại  cơ  bản,  vật  liệu  xây  dựng)  tăng  từ  6.188  tỷđôla  năm  

1973 lên 7.683 tỷ năm  1980, 9.825 tỷnăm  1988  và  năm  2000  tăng  lên  tới  14.522   tỷ  đôla.   Trong   đó,   những   trao   đổi   giữa   các   quốc   gia   chiếm   tỷ   trọng   cũng   ngày   càng   tăng:   từ   15,3%  năm  1973  lên  19,7%  năm  1980,  rồi  22,2%  năm  1988  và  năm  2000  là  28,5%.  Trình  độ   quốc  tế  hóa  sản  xuất  càng  cao  thì  tỷ  trọng  này  càng  lớn.

Tuy  nhiên,  những  trao  đổi  bên  trong  của  các  quốc  gia  vẫn  chiếm  tỷ  trọng  lớn  hơn   nhiều   (hơn   3/4).   Chính   vì   thế,   một   số   nhà   kinh   tế   học   chủ   trương   những   lý   thuyết   về “tăng  trưởng  nội  sinh”. Chẳng  hạn,  theo  mô  hình  tăng  trưởng  của  Solow,  các  nguồn  tăng  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 139-

trưởng  trước  hết  là  sự  tích  lũy  những  nhân  tố  sản  xuất  (nói  chung  là  lao  động  và  tư  bản)   và  ở  tiến  bộ  kỹ  thuật  trong  nước,  trong  đó  sự  góp  phần  của  tiến  bộ  kỹ  thuật  bị  giảm  đến   mức  tối  đa,  vì  bị  coi  là  nhân  tố  dôi  ra,  không  thể  giải  thích  được.

Cách  tính  nói  trên  tuy  có  ích  trong  việc  đánh  giá  và  lý  giải  mức  tăng  trưởng  kinh   tế  của  một  nước  nhất  định,  nhưng  không  thể  đánh  giá  và  lý  giải  một  cách  đầy  đủ  vì  nó   bỏ  qua  hoặc  coi  nhẹ  những  nhân  tố  quan  trọng  nhất  của  sản  xuất  trong  thời  đại  hiện  nay   là  tiến  bộ  công  nghệ  và  kỹ  thuật  cũng  như  những  tác  động  của  thị  trường  thế  giới  (trong   một   số  trường  hợp,   như   Nhật  Bản,   Hàn   Quốc,   Đài   Loan,   Hồng  Kông,   Singapore…,   thị   trường   thế   giới   được   coi   là   điểm   xuất   phát   để   tính   toán   sự   tăng   trưởng   kinh   tế   của   mình).

P.   Romer,   một   người   theo   thuyết “tăng   trưởng   nội   sinh”,   đã   đưa   ra   một   quan   niệm  rộng  hơn  và  hợp  lý  hơn.  Ông  không  coi  nhẹ  những  nhân  tố  tiến  bộ  kỹ  thuật  và  tác   động  bên  ngoài,  nhưng  theo  ông,  những  nhân  tố  đó  có  ảnh  hưởng  tới  đâu  là  do  năng  lực   bên  trong  quyết  định.  Chẳng  hạn,  về  tiến  bộ  kỹ  thuật,  Romer  cho  rằng  nó  là  kết  quả  của   sự  tích  lũy  trí  thức,  gắn  liền  với  việc  sử  dụng  lao  động  có  lao  động  trình  độ  rất  cao.

Như   vậy,   mô   hình   của   Romer   đặt   ra  một   liên   hệ   chặt   chẽ   giữa   trình   độ   của   lao   động  được  sử  dụng  vào  việc  tìm  tòi  với  mức  tăng  năng  suất.  Vấn  đề  bây  giờ  không  phải   là  số  lượng  vốn  nhân  lực  mà  là  chất  lượng  nguồn  nhân  lực.  Nhiều  người  nhưng  với  trình   độ  thấp,  đó  sẽ  là  nhân  tố  kìm  hãm  hiệu  suất  của  nền  kinh  tế.  Chính  điều  đó  cắt  nghĩa   phần   nào   sự   “cất   cánh”   khó   khăn   của   các   nền   kinh   tế   kém   phát   triển   đang   đụng   phải   những  thách  thức  dân  số  khổng  lồ,  và  cũng  giải  thích  được  những  giai  đoạn  tăng  trưởng   tiến  bộ  kỹ  thuật  nhanh  chóng  của  các  nền  kinh  tế  phát  triển.

Hơn  nữa,  sự  tham  gia  thị  trường  thế  giới  hiện  nay  đòi  hỏi  những  nhân  tố  rất  mới   mẻ  và  cũng  rất  to  lớn  mà  nhiều  nước  kém  phát  triển  không  thể  có  sẵn.  Trước  hết  đó  là   công  nghệ  mới  để  cho  những  sản  phẩm  của  mình  có  sức  cạnh  tranh  trên  thị  trường  thế   giới,   tiếp   đó  là   để  những   sản  phẩm  tiêu  dùng   trong  nước   cũng  chịu  được   sức   ép  cạnh   tranh  của  những  sản  phẩm  từ  bên  ngoài  đưa  vào  ngày  càng  tăng  (cả  về  số  lượng  và  chất   lượng).   Công   nghệ   mới   lại   đòi   hỏi   hai   nhân   tố   không   thể   thiếu:   (1)vốn   để   trang   bị   kỹ   thuật   mới   (từ   sản   xuất   đến   cấu   trúc   hạ   tầng)   và   (2)   trình   độ   lao   động   cao   để   sử   dụng   công  nghệ  và  kỹ  thuật  mới  (mà  nhân  tố  này  lại  đòi  hỏi  những  chi  phí  đào  tạo  và  đào  tạo   lại  rất  lớn,  nghĩa  là  cũng  đòi  hỏi  vốn  lớn).  

Điều  gì  đã  làm  thương  mại  phát  triển  như  ngày  nay?  Đó  là  sự  bùng  nổ  tự  do  hóa   thương  mại  toàn  cầu.  Từ  năm  1950  đến  1997,  tổng  sản  phẩm  thế  giới  tăng  6  lần,  trong  khi   khối  lượng  mậu  dịch  tăng  16  lần.  Sản  lượng  công  nghiệp  tăng  9  lần,  trong  khi  khối  lượng   trao  đổi  các  sản  phẩm  công  nghiệp  tăng  31  lần.  Tỷ  lệ  xuất  khẩu  so  với  GDP  của  thế  giới  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 140-

trong  thập  niên 1990  cao  hơn  60%  so  với  tỷ  lệ  năm  1913.  Năm  1997,  xuất  khẩu  hàng  hóa   và  dịch  vụ  thương  mại  thế  giới  đạt  6.500  tỷ  đôla, bằng  1/5  sản  lượng  toàn  cầu.  Rõ  ràng   thương  mại  đã  quay  trở  lại  phục  vụ  cho  sự  phát  triển  của  công  nghiệp.

Sự  phát  triển  của  khoa  học  công  nghệ  và  kỹ  năng  quản  lý  cũng  tác  động  tích  cực   tới   thương   mại.   Sự   phát   triển   của   những   ngành   mới,   lĩnh   vực   kinh   doanh   mới,   sự   gia   tăng  của  các  chủ  thể  tham  gia  kinh  doanh  và  số  lượng  các  hàng  hóa,  sự  phát  triển  của   công  nghệ  thông  tin  chính  là  những  nguyên  nhân  đang  làm  phức  tạp  hóa  các  mối  quan   hệ  thương  mại.  Các  công  ty  đa  quốc  gia  đã  tạo  ra  cuộc  cách  mạng  về  công  nghiệp  cũng   như  thách  thức  sản  xuất  trên  phạm  vi  toàn  cầu.  Năm  1992,  trao  đổi  thương  mại  trong  nội   bộ  các  tập  đoàn  lớn  chiếm  tới  40%  kim  ngạch  mậu  dịch  Mỹ.

Tự  do  hóa  thương  mại  được  khởi  xướng  ở  Bắc  Mỹ  và  châu  Âu.  Nhiều  người  lúc   đó  lo  ngại  rằng  tự  do  hóa  sẽ  giảm  sự  bảo  hộ  cho  các  ngành  trong  nước,  qua  đó  tăng  thất   nghiệp  và  giảm  tăng  trưởng.  Thực  tiễn  cho  thấy  tự  do  hóa  luôn  gắn  với  tăng  trưởng  cao   và  thất  nghiệp  thấp.

Ở  châu  Á,  tiếp  sau  Nhật  Bản  là  bốn  con  hổ  gồm  Hàn  Quốc,  Đài  Loan,  Hồng  Kông   và  Singapore  đã  theo  đuổi  chính  sách  hướng  ngoại,  thực  hiện  tự  do  hóa  từng  bước.  Kết   quả  là  bốn  con  hổ  này  đã  tăng  thu  nhập  đầu  người  từ  mức  20%  so  với  thu  nhập  ở  các   nước  công  nghiệp  năm  1965  lên  tới  70%  năm  1995.  Con  đường  hướng  ngoại  được  tiếp   nối   với  Chile, Indonesia, Malaysia và   Thái   Lan   vào   đầu   thập  niên 1970   và   sau   đó   là   Trung  Quốc  vào  đầu  thập  niên 1980.  Để  so  sánh,  lấy  ví  dụ  Ấn  Độ  là  nước  hướng  nội,  khi   GATT  ra  đời,  Ấn  Độ  có  mức  xuất  khẩu  hàng  đầu  trong  các  nước  đang  phát  triển,  nhưng   vào  những  năm  1980,  Ấn  Độ  đã  bị  ngay  cả  Thái  Lan  và  Malaysia  vượt  xa,  đó  là  chưa  kể   đến  Hàn  Quốc  hay  Đài  Loan.

Sự  thành  công  của  các  nước  châu  Á  nhờ  xuất  khẩu  đã  làm gia tăng  mức  sốngở  các   quốc   gia   này. Theo WTO,   số   người   sống   ở   mức   nghèo   khổ   ở   châu   Á   (thu   nhập   dưới   1   đôla/ngày)   đã   giảm   từ   700   triệu   người   xuống   còn   350   triệu   người   trong   giai   đoạn   1975- 1995.

Rõ  ràng  xu  hướng  tự  do  hóa  thương  mại  là  tất  yếu.  Nó  tạo  lợi  thế  cho  các  nền  kinh   tế  qua  việc  khai  thác  lợi  thế  so  sánh,  lợi  thế  theo  quy mô,  giảm  giá  hàng  tiêu  dùng,  tăng   cường  sức  cạnh  tranh,  thu  hút  chuyển  giao  công  nghệ  và  nắm  bắt  thông  tin.  Thương  mại   quốc  tế  là  một  trong  những  nhân  tố  quan  trọng  nhất  của  sự  phát  triển  kinh  tế.

Theo  công  thức  tính  tổng  sản  phẩm  quốc  dân,  GDP = C+G+I+(E-M)

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 141-

GDP: Tổng  sản  phẩm  quốc  nội

C: Tiêu dùng  cuối  cùng  của  dân  cư

G: Chi  tiêu  của  chính  phủ

I:  Tăng  đầu  tư  trong  năm  (tích  lũy  tài  sản  cơ  bản)

E-M:  xuất  khẩu  ròng  =  xuất  khẩu  –nhập  khẩu  

Tổng  giá  trị  sản  xuất  là  hàm  số  của  xuất  khẩu  (hàng  hóa  và  dịch  vụ).  Nếu  các  điều   kiện  khác  không  thay  đổi,  về  giá  trị  tuyệt  đối,  xuất  khẩu  tăng  thêm  bao  nhiêu  sẽ  làm  cho   tổng  giá  trị  sản  xuất  tăng  lên  tương  ứng  với  một  tỷ  lệ  nhất  định.

GDP  là  một  hàm  số  của  tổng  giá  trị  sản  xuất,  do  đó  cũng  sẽ  là  hàm  số,  thường  là   hàm  số  bậc  nhất,  đồng  biến,  cho  nên  GDP  cũng  là  hàm  số  của  xuất  khẩu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)