Điều kiện thương mại quốc tế có thể được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, điều kiện thương mại là những quy định, điều kiện,tiêu chuẩn ràng buộc của quốc gia này đối với quốc gia kia trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa.
Ví dụ, các sản phẩm nông nghiệp khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải đạt “Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản - JAS”. Tiêu chuẩn này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, các quy tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các thực phẩm chế biến. Danh sách các sản phẩm được điểu chỉnh bởi luật JAS bao gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ và các nông lâm sản chế biến. Một sản phẩm bị ràng buộc phải tuân theo các quy định về dán nhãn chất lượng JAS khi có đầy đủ các điều kiện sau:
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 146-
- Sản phẩm phải là một nông sản hoặc là nông sản đã có hoặc trongtương lai gần sẽ có
một tiêu chuẩn JAS được quy định cho nó
- Sản phẩm đó phải là sản phẩm có chất lượng khó xác định
- Là sản phẩm mà người tiêu dùng cần biết được chất lượng của nó trước khi quyết
định mua
Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đặt ra các tiêu chuẩn về việc ghi nhãn chất lượng và buộc tất cả các nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn đó. Ngoài ra các quy định này cũng được áp dụng đối với các cả sản phẩm nhập khẩu.
Theo nghĩa hẹp, điều kiện thương mại quốc tế là những điều kiện thực tế để một
quốc gia bán sản phẩm xuất khẩu và mua sản phẩm nhập khẩu của mình, nó bằng tỷ lệ của chỉ số giá cả xuất khẩu so với chỉ số giá cả nhập khẩu.
Điều kiện thương mại (N)chính bằng tỉ số giữa chỉ số giá cả xuất khẩu (PX) của một nước với chỉ số giá cả nhập khẩu (PM) nhân với 100. Nó cho ta biết % của điều kiện thương mại. 100 * M X P P N
Ví dụ: nếu chọn năm 1990 là năm cơ sở, ta có N = 100%. Đến năm 2000, ta thấy PX
của quốc gia giảm 10% (PX = 90%) trong khi PMtăng 10% (PM=110%). Như vậy, điều kiện thương mại của nước này là:
%82 82 . 81 100 * 110 90 100 * M X P P N
Điều này có nghĩa là từ năm 1990 đến năm 2000 mức giá cả xuất khẩu của quốc gia này giảm 18.18% so với mức giá nhập khẩu.
Nếu giá xuất khẩu tăng nhanh hơn giá nhập khẩu, điều kiện thương mại sẽ tăng lên. Điều này hàm ý rằng đã có ít lượng hàng hóa xuất khẩu hơn phải từ bỏ để đổi lấy một lượng hàng hóa nhập khẩu như cũ.
Nếu giá nhập khẩu tăng nhanh hơn giá xuất khẩu, điều kiện thương mại bị suy giảm hàm ý rằng cần phải có một lượng hàng hóa xuất khẩu nhiều hơn bị bán đi để có đủ tiền mua hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu với số lượng như cũ.
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 147-
Điều kiện thương mại chịu sự ảnh hưởng của mức giá nhập khẩu và xuất khẩu. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát đều có ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ sự thay đổi nào trong điều kiện thương mại.
Hộp 6.1. Giá dầu và điều kiện thương mại
Rất nhiều nước đang phát triển phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu. Và bất kỳ một sự thay đổi nào trên các thị trường hàng hóa quốc tế cũng gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho điều kiện thương mại của những nước này. Khi giá dầu bị giảm vào năm 1998 các nước đang phát triển phải đối mặt với một vẫn đề lớn là phải xuất khẩu nhiều dầu hơn để có thể trả cho một lượng nhập khẩu như cũ. Sự xấu đi của điều kiện thương mại đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống ở những nước này. Tuy nhiên
trong năm nay, giá dầu đã tăng nhanh trở lại góp phần cải thiện điều kiện thương mại của những nước xuất khẩu dầu.
Nguồn : UNCTAD Trade and Development Report (2005)
Ngoài ra, khi xem xét tới khả năng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu, chúng ta căn cứ
trên điều kiện thương mại thu nhập (I). Điều kiện thương mại thu nhập được tính bằng công thức: X X M X Q N Q P P
I * * (trong đó QXlà lượng xuất khẩu)
Trong ví dụ trên, nếu QX tăng từ 100 năm 1990 lên 150 năm 2000 thì điều kiện thương mại thu nhập tăng lên đến: *150 122.73%
110 90
I . Điều này hàm ý rằng từ năm
1990 đến năm 2000 khả năng nhập khẩu của quốc gia (dựa vào doanh thu xuất khẩu) tăng 22.73% mặc dù PX/PMgiảm. Sự thay đổi điều kiện thương mại thu nhập là rất quan
trọng đố với các nước đang phát triển vì xuất khẩu tăng thì quốc gia sẽ có điều kiện mở rộng nhập khẩu.
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 148-
Hộp 6.2. Các yếu tố tác động đến điều kiện thương mại
Trong thương mại quốc tế, điều kiện thương mại biểu thị tỷ lệ giữa mức giá của hàng hóa xuất khẩu của một nước với mức giá của hàng hóa mà nó nhập khẩu. Khi thương mại thế giới chưa được tự do hóa, điều kiện thương mại giữa hai quốc gia có thể được quyết định bởi các yếu tố sau:
- Sở thích: để có sự trao đổi thương mại giữa hai quốc gia, mỗi quốc gia đều phải có
nhu cầu đối với hàng hóa của nước kia, đồng thời phải sẵn sàng hy sinh một lượng nhất định hàng hóa của mình để đổi lấy hàng hóa của nước kia. Đương nhiên, sở thích tiêu dùng một hàng hóa của một quốc gia phải lớn hơn sự hi sinh không tiêu
dùng hàng hóa đó ở quốc gia khác thì thương mại mới diễn ra. Nhu cầu hay mức độ ưa thích tiêu dùng hàng hóa của một nước ở một nước khác là một yếu tố tác động đến điều kiện thương mại.
- Sự khan hiếm: số lượng tương đối của mỗi loại hàng hóa có thể dược trao đổi là một
yếu tố tác động đến điều kiện thương mại.
- Chất lượng hàng hóa: đây là một yếu tố quan trọng quyết định giá trị hàng hóa và do
đó, ảnh hưởng đến điều kiện thương mại. Chất lượng ở đây không chỉ bao gồm chất lượng về mặt kỹ thuật mà còn bao gồm của giá trị sử dụng của hàng hóa
- Chính sách của chính phủ: các khoản thuế mà chính phủ đánh vào hàng hóa họ bán
hoặc mua cũng tác động đến điều kiện thương mại, bởi khi trao đổi, các đối tác thương mại phải xác định mức giá cho hàng hóa của mình trên cơ sở tính đến các khoản thuế họ phải nộp cho chính phủ. Nếu chính phủ có những điều kiện nghiêm ngặt về hoạt động thương mại thì điều này cũng tác động đến quyết định về giá cả của hàng hóa. Chẳng hạn, nếu nước A có điều luật quy định hành vi gian lận thương mạiphải bị phạt bồi thường, các đối tác thương mại ở quốc gia đó sẽ phải tính toán kỹ lưỡng các hành vi của mình và điều này tác động đến cả quyết định về giá cả hàng hóa của họ.
- Khả năng thuyết phục: Thương mại là một quá trình thương lượng, thương lượng về
chủng loại hàng hóa, thủ tục trao đổi, thời hạn trao đổi và quan trọng hơn cả là giá cả trao đổi. Nếu nước A có khả năng cao hơn trong việc thuyết phục nước B về giá trị và chất lượng của mình, họ có thể được hướng điều kiện thương mại có lợi hơn trong
trao đổi với nước B
Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại tự do hóa đa phương như hiện nay, hàng hóa được cung cấp và tiêu dùng bởi nhiều nhà sản xuất ở nhiều nước, một nền kinh tế
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 149-
nhỏ không có khả năng tác động đến mức giá quốc tế cũng có nghĩa là không có khả năng làm thay đổi điều kiện thương mại của mình. Ngược lại, một nền kinh tế lớn có thể dùng chính sách tác động đến nhu cầu xuất, nhập khẩu của mình và thông qua đó tác động đến mức giá thế giới và làm thay đổi điều kiện thương mại theo hướng có lợi cho
mình. Ví dụ, khi Mỹ đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu ô tô, cầu về ô tô trên thị trường thế giới sẽ giảm, kéo giá quốc tế về xe hơi xuống và như vậy làm giá xe hơi Mỹ nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Khi giá hàng hóa xuất khẩu của Mỹ không thay đổi, giá nhập khẩu rẻ đi sẽ cải thiện điều kiện thương mại cho Mỹ.
Nguồn: Học viện Quan hệ quốc tế, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc
gia, 2006