Torquay Thuế quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 83 - 89)

- Trao  đổi  khoảng  8.700  ưu  đãi  

- Giảm   thuế   quan   của   khoảng   25%   trong  

1.848  mức  đạt  được  

1956 Geneva Thuế  quan 26

- Trị  giá  của  các  ưu  đãi  thuế  quan  đạt  vào   khoảng  2,5  tỷ  đôla

1960-1961 1961

Geneva

(Dillon) Thuế  quan 26

- Trao  đổi  khoảng  4.400  ưu  đãi  thuế  quan   - Trị  giá  thương  mại  là  4,9  tỷ  đôla

1964-1967 1967 Geneva (Kenedy) Thuế   quan   và   các   biện   pháp chống   bán   62 - Phương   pháp   đàm   phán   truyền   thống  

theo  từng  sản  phẩm  được  bổ  sung  bằng  việc   thông  qua  phương  pháp  cắt  giảm  thuế  quan   toàn  diện  đối  với  hàng  hóa  công  nghiệp  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 196- Năm Địa   điểm/Tên Chủ  đề   đàm  phán Số   nước Kếtquả

phá giá - Mục   tiêu   50%   cắt   giảm   ở   các   mức   thuế   đã  đạt  được  ở  nhiều  lĩnh  vực  

- Các  ưu  đãi  ước  tính  khoảng  40  tỷ  đôla

1973-1979 1979 Geneva (Tokyo) Thuế  quan,   các   biện   pháp phi quan   thuế,   các   hiệp   định   “khung” 102

- Trao  đổi  ưu  đãi  hơn  300  tỷ  đôla

- Giảm   thuế   suất   bình   quân   đối   với   hàng   hóa  thuộc  9  thị  trường  công  nghiệp  chính  từ   7%  xuống  4,7%  

- Thỏa   thuận   về   nguyên   tắc   đối   xử   đặc  

biệt   và   khác   biệt   cho   các   nước   đang   phát   triển

- Thiết  lập  các “bộ  luật”  về  trợ  cấp  và  các  

biện  pháp  đối  kháng,  hàng  rào  kỹ  thuật  đối

với   thương   mại,   thủ   tục   giấy   phép   nhập   khẩu,   mua   sắm   chính   phủ,   định   giá   hải   quan,   thịt   bò,   các   sản   phẩm   sữa,   máy   bay   dân   dụng   và   sửa   đổi   bộ   luật   về   chống   bán   phá  giá  của  GATT

1986-1994 1994 Geneva (Uruguay) Hầu   hết   các   lĩnh   vực 123

- Đã   đạt   được   những   kết   quả quan   trọng  

trong  các  lĩnh  vực  đàm  phán  về  thuế  quan,   các   biện   pháp   phi   quan   thuế,   dịch   vụ,   đầu   tư,   sở   hữu   trí   tuệ,   giải   quyết   tranh   chấp,   hàng  dệt,  nông  nghiệp…

- Thành  lập  WTO

Nếu  như  năm  vòng  đàm  phán  đầu  tiên  chủ  yếu  tập  trung  vào  đàm  phán  cắt  giảm   thuếquan  thì  bắt  đầu  từ  vòng  đàm  phán  Kenedy,  nội  dung  của  các  vòng  đàm  phán  mở   rộng  dần  sang  các  lĩnh  vực  khác  như  các  biện  pháp  chống  bán  phá  giá,  các  biện  pháp  phi   quan  thuế,  các  hiệp  định  “khung”…  Vòng  đàm  phán  cuối  cùng  - Vòng Uruguay - đã  mở   rộng  nội  dung  sang  hầu  hết  các  lĩnh  vực  của  thương  mại  bao  gồm:  thương  mại  hàng  hóa,

thương  mại  dịch  vụ,  đầu  tư,  sở  hữu  trí  tuệ...  và  cho  ra  đời  một  tổ  chức  mới  thay  thế  cho  

GATT –tổchức  WTO.

Tong  48  năm  tồn  tại  của  mình,  GATT  đã  có  những  đóng  góp  to  lớn  vào  việc  thúc

đẩy  và  đảm  bảo  thuận  lợi  hóa và  tự  do  hóa thương  mại  thế  giới.  Số  lượng  các  bên  tham   gia  cũng  tăng  nhanh.  Cho  tới  trước  khi  WTO  được  thành  lập  vào  ngày  1/1/1995,  GATT   đã  có  124  bên  ký  kết  và  đang  tiếp  nhận  25  đơn  xin  gia  nhập.  Nội  dung  của  GATT  ngày  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 197-

càng bao trùm và quy mô ngày càng lớn.   Từ   mức  thuế  trung   bình   40%   của   năm   1948,   đến  năm  1995,  mức  thuế  trung  bình  của  các  nước  phát  triển  chỉ  còn  khoảng  4%  và  thuế   quan  trung  bình  của  các  nước  đang  phát  triển  còn  khoảng  15%.

Hình  7.2.  Chỉ  số  thuế  quan  qua  các  vòng  đàm  phán  của  GATT

Nguồn:  “Understanding  the  WTO”, www.wto.org.

Mặc  dù  đã  đạt  được  những  thành  công  lớn,  nhưng  đến  cuối  những  năm  80,  đầu   90  của  thế  kỷ  XX,  trước  những  thay  đổi  và   phát  triển  mạnh  mẽ  của  khoa  học  kỹ  thuật   cũng  như  sự  lớn  mạnh  của  hoạt  động  thương  mại  quốc  tế,  GATT  đã  bắt  đầu  tỏ  ra  không   phù  hợp.

Thứ  nhất,  phạm  vi  điều  chỉnh  cắt  giảm  hàng  rào  bảo  hộ  của  GATT  còn  nhỏ  hẹp   so  với  sự  phát  triển  của  các  loại  hình  bảo  hộ  phi  thuế  quan,  các  hình  thức  hỗ  trợ  và  trợ   cấp  mới  cũng  như  các  thỏa  thuận  song  phương  dàn  xếp  thị  trường.

Thứ   hai,   Hiệp   định   GATT   chủ   yếu   điều   tiết   thương   mại   hữu   hình   nhưng   hoạt   động  thương  mại  quốc  tế  đã  có  sự  phát  triển  nhanh  chóng  sang  các  loại  hình  thương  mại   khác   như   thương   mại   dịch   vụ,   thương   mại   trong   đầu   tư   và   bảo   hộ   quyền   sở   hữu   trí   tuệ…  Do  vây,  GATT  không  còn  phù  hợp  với  thực  tiễn  thương  mại  nữa.

Thứ   ba,   Hiệp   định   GATT   còn   tồn   tại   nhiều   ngoại   lệ   trong   một   số   lĩnh   vực   của   thươngmại  hàng  hóa  (ví  dụtrong  nông  nghiệp  và  dệt  may…).

0 20 40 60 80 100 120 Pre- Geneva

Geneva Annecy Torquay Geneva Dillon Kennedy Tokyo

Chỉ  số  thuế  quan  trước  khi   thành  lập  GATT  =  100

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 198-

Thứ  tư,  GATT  là một  hiệp  định  chứ  không  phải  một  tổ  chức,  việc  tham  gia  mang   tính  chất  tùy  ý,  do  vậy  GATT  thiếu  một  hệ  thống  tổ  chức  và  cơ  chế  giải  quyết  tranh  chấp   hiệu  quả  để  thúc  đẩy  hoạt  động  thương  mại  quốc  tế.

Từ  những  yếu  tố  trên,  các  bên  tham  gia  GATT  đã  hết  sức  nỗ  lực  đàm  phán,  thỏa   thuận   để   củng   cố   và   mở   rộng   hệ   thống   thương   mại   đa  biên.   Trong   vòng   đàm   phán  

Uruguay,  các  nước  đã  thỏa  thuận  và  thống  nhất  hiệp  định  GATT  1994  và  các  hiệp  định   phụ  trợ  riêng  biệt.  Vòng  đàm  phán  Uruguay  cũng  thông  qua  một  loạt  các  quy  định  mới   điều  chỉnh  thương  mại  dịch  vụ  và  quyền  sở  hữu  trí tuệ  liên  quan  đến  thương  mại.  Và   cuối  Vòng  đàm  phán  Uruguay,  các  nước  đã  cho  ra  Tuyên  bố  Marrakesh  thành  lập  WTO,   bắt  đầu  đi  vào  hoạt  động  từ  ngày  1/1/1995.

7.2.1.3.  Khung  khổ  pháp  lý  của  WTO

Định  ước  cuối  cùng  của  Vòng  đàm  phán  Uruguay là  một  văn  kiện  pháp  lý  có  phạm  vi   điều  chỉnh  rộng  nhất  và  có  tính  chất  kỹ  thuật  pháp  lý  phức  tạp  nhất  trong  lịch  sử  ngoại   giao   và   luật   pháp   quốc   tế.   Các   hiệp   định   được   ký   tại   vòng   đàm   phán  Uruguay và các

phụ  lục  kèm  theo  gồm  50.000  trang  trong  đó  có  500  trang  quy  định  về  các  nguyên  tắc  và   nghĩa  vụ  của  các  thành  viên.  Do  vậy,  khung  khổ  pháp  lý  của  WTO  chính  là  các  hiệp  định   WTO  được  ký  kết  từ  Vòng đàm  phán  Uruguay.

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 199-

Các  hiệp  định  được  ký  tại  Vòng đàm  phán  Uruguay quy  định  về  các  nguyên  tắc   và   nghĩa   vụ   của   các   thành   viên.   Các   hiệp   định   của   WTO   điều   chỉnh   thương   mại   hàng   hóa,  thương  mại  dịch  vụ  và  sở  hữu  trí  tuệ  có  những  đặc  điểm  chung  như  sau:

- Đề  ra  những  nguyên  tắc  về  tự  do  hóa và  những  ngoại  lệ;

- Nêu  lại  cam  kết  của  từng  nước  về  giảm  thuế  quan  và  các  trở  ngại  khác  đối  

với  thương  mại,  về  mở  cửa  và  tiếp  tục  mở  cửa  thị  trường  dịch  vụ;  

- Quy  định  thủ  tục  giải  quyết  tranh  chấp;  

- Quy  định  các  nước  đang  phát  triển  phải  được  đối  xử  đặc  biệt;  

- Buộc  các  chính  phủ  phải  đảm  bảo  minh  bạch  trong  chính  sách  thương  mại  

và  phải  thông  báo  cho  WTO  biết  những  luật  lệ  hiện  hành  và  các  biện  pháp  được  áp   dụng  trong  nước,  song  song  với  các  báo  cáo  định  kỳ  của  Ban  Thư  ký  về  chính  sách   thương  mại  của  các  nước.

Các   hiệp   định   này   thường   được   gọi   là   các   luật   lệ   thương   mại   hay   khung   khổ   pháp   lý   của   WTO   và   WTO   thường   được   miêu   tả   là   một   hệ   thống   hoạt   động   “dựa  

trên các  luật  lệ”.  Tuy  nhiên  cũng  cần  nhắc  lại  rằng  trên  thực  tế  các  luật  lệ  của  WTO  chính   là  các  hiệp  định  đã  được  chính  phủ  các  nước  đàm  phán.

7.2.1.4.  Những  đặc  trưng  cơ  bản  của  WTO

Cơ  cấu  tổ  chức

Tất  cả  các  thành  viên  của  WTO  đều  có  thể  tham  gia  tất  cả  các  hội  đồng,   ủy ban,

tiểu  ban... của  WTO  ngoại  trừ  Cơ  quan  phúc  thẩm,  các  nhóm  chuyên  gia  giải  quyết  tranh   chấp,  Cơ  quan  giám  sát  hàng  dệt  may  và  các  ủyban  và  hội  đồng  được  thành  lập  theo  các   hiệp  định  đa  biên.

Cơ  cấu  tổ  chức  của  WTO  được  sơ  đồ  hóa  như  sau:

Cơ   quan   quyền   lực   cao   nhất   của   WTO   là   Hội   nghị   Bộ   trưởng   (Ministerial  

Conference - MC).  MC  là  cơ  quan  đưa  ra  các  quyết  định  đối  với  mọi  vấn  đề  của  các  hiệp   định  WTO.  Thông  thường,  MC  đưa  ra  các  đường  lối,  chính  sách  chung  để  các  cơ  quan   cấp  dưới  tiến  hành  triển  khai.MC  họp  ít  nhấthai  năm  một  lần.  

Dưới  Hội  nghị  Bộ  trưởng  là  Đại  Hội  đồng  (General  Council  - GC).  Cơ  quan  này   tiến   hành   các   công   việc   hàng   ngày   của   WTO   trong   thời   gian   giữa   các   Hội   nghị   Bộ   trưởng,  thông  qua  hai  cơ  quan  chức  năng  là:

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 200-

o Cơ   quan   Rà   soát   Chính   sách   Thương   mại   (Trade   Policy   Review   Body  - TPRB)

Dưới  Đại  Hội  đồng,  WTO  có  ba  Hội  đồng  về  ba  lĩnh  vực  thương  mại  cụ  thể  là:

o Hội  đồng  Thương  mại  Hàng  hóa

o Hội  đồng  Thương  mại  Dịch  vụ  

o Hội  đồng  về  Quyền  sở  hữu  trítuệ  liên  quan  đến  thương  mại  

Để  thực  hiện  các  công  việc  cụ  thể  trong  từng  lĩnh  vực,  dưới  Đại  hội  đồng  còn  có   các  ủy  ban,  tiểu  ban  và  các  nhóm  công  tác.  Đó  là:

o Các Ủy ban   về   Thương   mại   và   Phát   triển,   Thương   mại   và   Môi   trường,   Hiệp  định  Thương  mại  Khu  vực,Hạn  chế  bảo  vệ  Cán  cân  Thanh  toán,  Ủy ban

về  Ngân  sách,  Tài  chính  và  Quản  lý,  và  Tiểu  ban  về các Nước  chậm  phát  triển  

o Các  Nhóm  công  tác  về  Gia  nhập,  và  Nhóm  Công  tác  về  Mối  quan  hệ  giữa   Đầu  tư  và  Thương  mại,  về  Tác  động  qua  lại  giữa  Thương  mại  và  Chính  sách

cạnh  tranh,  về  Minh  bạch  hóa Mua  sắm  của  Chính  phủ  

o Hai Ủyban  về  các  thỏa  thuận  đa  biên

Một  cơ  quan  quan  trọng  của  WTO  là  Ban  Thư  ký  WTO.  Nhiệm  vụ  chính  của  Ban   Thư  ký  là:

o Hỗ   trợ  về  kỹ  thuật   và  quản   lý  cho   các   cơ  quan   chức  năng   của   WTO  (các   hội  đồng,  ủyban,  tiểu  ban,  nhóm  đàm  phán)  trong  việc  đàm  phán  và  thực  thi   các  hiệp  định;  trợ  giúp  kỹ  thuật  cho  các  nước  đang  phát  triển,  đặc  biệt  là  các   nước  chậm  phát  triển

o Phân  tích  các  chính  sách  thương  mại  và  tình  hình  thương  mại;

o Giúp   đỡ  trong  việc   giải   quyết   tranh   chấp  thương  mại   liên   quan   đến   việc   diễn  giải  các  quy  định,  luật  lệ  của  WTO

o Xem  xét  vấn  đề  gia  nhập  của  các  nước  và  tư  vấn  cho  họ  Cơ  chế  giải  quyết  tranh  chấp

WTO  ưu  tiên  giải  quyết  tranh  chấp  chứ  không  đưa  ra  phán  quyết.  Các  nguyên  tắc   giải  quyết  tranh  chấp:  công  bằng,  nhanh  chóng,  hiệu  quả  và  giải  pháp  được  các  bên  chấp   nhận.  Việc  giải  quyết  một  tranh  chấp  được  tiến  hành  theo  sơ  đồ  sau:

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 201-

Sơ  đồ  7.1.  Cơ  cấu  tổ  chức  của  WTO

Hội  đồng   Thương   mại  Dịch  

vụ   Các  ủy  ban

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)