Những lý do dẫn đến điều kiện thương mại khó khăn ở các nước đang phát triển và định hướng giải pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 37 - 38)

phát  triển  và  định  hướng  giải  pháp

Thứ  nhất,  tham  gia  vào  một  thị  trường  toàn  cầu  đang  mở  rộng,  về  cơ  bản  đã  là   một  tác  nhân  tích  cực  đối  với  tăng  trưởng  và  giảm  nghèo  đói  ở  các  nước  đang  phát  triển,   đó  là  lý  do  tại  sao  nhiều  nước  chọn  lựa  mở  cửa  đối  với  thương  mại  và  đầu  tư  quốc  tế.   Tuy  nhiên,  vẫn  còn  tồn  tại  những  hàng  rào  đáng  kể  về  thương  mại,  và  lĩnh  vực  cần  hành   động   trước   hết là   có   một vòng   phát   triển   trong   đàm   phán   thương   mại.   Hiện   nay,   các   nước  giàu  vẫn  duy  trì  sự  bảo  hộ  tại  những  lĩnh  vực  mà  các  nước  đang  phát  triển  có  lợi   thế  so  sánh  và  các nước  nghèo  sẽ  thu  được  nhiều  lợi  ích  nếu  các  biện  pháp  bảo  hộ  này   được  cắt  giảm.  Hơn  nữa,  các  nước  đang  phát  triển  cũng  sẽ  có  nhiều  lợi  ích  nếu  các  nước   này  có  thể  tiếp  cận  các  thị  trường  của  nhau  một  cách  tốt  hơn  –  các  hàng  rào  giữa  những   nước   này   với   nhau   thậm   chí   còn   cao   hơn   các   hàng   rào   của   những   nước   phát   triển.   Những  cải  thiện  trong  khả   năng   tiếp   cận   thị   trường  này,  tốt   nhất   nên   được   đàm   phán   trong  bối  cảnh  đa  phương.

Các  nước  đang  phát  triển  có  lý  do  đúng  đắn  khi  cho  rằng  các  thỏa  thuận  thương   mại  không  nên  áp  đặt  các  tiêu  chuẩn  lao  động  và  môi  trường  lên  các  nước  nghèo.  Các

cộng  đồng  trên  toàn  thế  giới  hiện  đang  cố  gắng  cải  thiện  các  tiêu  chuẩn  sống,  các  điều   kiện  lao  động  và  môi  trường.  Các  nước  giàu  có  thể  sử  dụng  những  biện  pháp  tích  cực  để   hỗ   trợ   công   việc   này.   Tuy   vậy,   một   sự   cam   kết   thực   tế   và  tích   cực   đòi   hỏi   phải   có   các   nguồn  lực  thực  tế.  Việc  áp  dụng  các  điều  khoản  trừng  phạt  thương  mại  đối  với  các  nước   không  đáp  ứng  được  các  tiêu  chuẩn  của  thế  giới  thứ  nhất  trong  các  điều  kiện  về  lao  động   và  môi  trường  có  thể  có  những  ảnh  hưởng  rất  tai  hại  lên  mức  sống  của  người  nghèo,  và   vì  vậy,   nó   không  có   tính   xây   dựng.  Hơn   nữa,   một   nguy   cơ   lớn   là   các   biện   pháp  trừng   phạt  thương  mại  nhằm  thực  thi  các  tiêu  chuẩn  này  sẽ  trở  thành  những  hình  thức  bảo  hộ   mới,   gây   thiệt   hại   cho   người   nghèo.   Quan   điểm   chung   hơn   ở   đây   là   các   thỏa   thuận  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 150-

thương  mại  cần  cho  phép  các  nước  áp  dụng  những  cách  tiếp  cận  thể  chế  khác  nhau  đối   với các tiêu  chuẩn  môi  trường,  bảo  vệ  xã  hội,  bảo  tồn  văn  hóa  và  các  vấn  đề  khác.  Các   nước  toàn  cầu  hóa  có  sự  đa  dạng  đáng  kể  về  thể  chế  và  văn  hóa,  và  chúng  ta  không  thấy   có  lý  do  gì  để  sự  hội  nhập  kinh  tế  lại  không  tôn  trọng  tính  đa  dạng  này.  

Thứ  hai,  vì  dịch  vụ  phân  phối  có  quan  hệ  chặt  chẽ  với  thương  mại  hàng  hóa  nên   cơ  chế  thương  mại  hàng  hóa  chắc  chắn  có  ảnh  hưởng  tới  lĩnh  vực  phân  phối.  Trong  khi   tự  do  hóa  thương  mại  hàng  hóa  tạo  thuận  lợi  cho  sự  phát  triển  của  thương  mại  dịch  vụ   phân  phối  thì  sự  tồn  tại  của  các  rào  cản  đối  với  thương  mại  hàng  hóa  lại  có  ảnh  hưởng   tiêu  cực  mang  tính  lây  lan  đối  với  thương  mại  dịch  vụ  phân  phối.  Những  hạn  chế  dưới   dạng  thủ  tục  hải  quan  phức  tạp,  tiêu  chuẩn  hàng  hóa  khác  nhau,  những  quy  định  không   cần  thiết  đối  với  việc  cấp  chứng  nhận  và  kiểm  tra  hàng  hóa  là  một  vài  trong  số  những   rào  cản  phi  thuế  quan  đã  làm  ảnh  hưởng  xấu  đến  dịch  vụ  phân  phối.  Bằng  chứng  cho   thấy  sự  hài  hòa  hóa  kỹ  thuật, việc  xóa  bỏ  những  rào  cản  gây  ra  và  việc  dỡ  bỏ  kiểm  soát   tại  biên  giới  có  thể  thúc  đẩy  mạnh  mẽ  việc  quốc  tế  hóa  dịch  vụ  phân  phối.  Thêm  vào  đó,   nếu   việc  tăng  cường  bảo   hộ   quyền   sở   hữu  trí  tuệ  mang   lại   lợi  ích  cho   người   bán   lẻ   và   người  nhượng  quyền  kinh  doanh,  những  người  dựa  vào  thương  hiệu  hay  nhãn  hiệu,  thì   sự  yếu  kém  trong  việc  bảo  hộ  sở  hữu  trí  tuệ  chắc  chắn  sẽ  gây  ra   những  ảnh  hưởng  bất   lợi.   Điều   này   còn   tồn   tại   vấn   đề  là quyền   sở   hữu   trí   tuệ   cho   phép   việc   phân   đoạn   thị   trường  thông  qua  ngăn  cấm  nhập  khẩu  song  song,  nên  thương  mại  hàng  hóa  và  tiếp  đó   là  dịch  vụ  phân  phối  cũng  có  thể  bị  ảnh  hưởng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 37 - 38)