Giới thiệu chung về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 67 - 70)

Hiệp  hội  các  Quốc  gia  Đông  Nam  Á  (ASEAN)  được  thành  lập  ngày  08/8/1967  tại   Bangkok,   Thái   Lan   theo   Tuyên   bố   Bangkok   với   5   thành   viên   sáng   lập   là   Indonesia,   Malaysia,   Philippines,  Singapore   và  Thái   Lan.   Sau   đó,   Brunei   Darussalam   (08/01/1984),

Việt   Nam   (28/7/1995),  Lào   và  Myanmar   (23/7/1997)   và  Campuchia   (30/4/1999)   gia   nhập  

ASEAN, nâng   tổng   số   thành   viên   của   ASEAN   là   10   nước   (Sơ   đồ   7.1).   Hiện   nay   Đông   Timor  đang  là  ứng  cử  viên  của  ASEAN.

Sơ  đồ  7.1: Các  nước  thành  viên  ASEAN

Nguồn:   Yuyun   Wahyuningrum,   “Understanding ASEAN: Its Systems & Structures”,  2009.

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 180-

Theo   Hiến   chương   ASEAN,   ASEAN hoạt   động   nhằm   hướng   tới   các   mục   tiêu  

chính sau:

- Duy  trì  và  thúc  đẩy  hòa  bình,  an  ninh  và  ổn  định  và  tăng  cường  hơn  nữa  các  

giá  trị  hướng  tới  hòa  bình  trong  khu  vực;  

- Nâng  cao  khả  năng  tự  cường  khu  vực  thông  qua  đẩy  mạnh  hợp  tác  chính  trị,   an ninh, kinh tế  và  văn  hóa  - xã  hội;  

- Xây   dựng   một   thị   trường   và   cơ   sở   sản   xuất   duy   nhất   với   sự   ổn   định,   thịnh  

vượng,  khả  năng  cạnh  tranh  và  liên  kết  kinh  tế  cao,  tạo  thuận  lợi  cho  thương  mại   và  đầu  tư,   bao   gồm   sự   chu   chuyển  tự   do   hàng   hóa,   dịch   vụ   và  dòng   đầu   tư;  di  

chuyển  thuận   lợi  của  các   doanh   nhân,   những  người   có  chuyên  môn  cao,   những   người  có  tài  năng  và  lực  lượng  lao  động,  và  sự  chu  chuyển  tự  do  hơn  các  dòng   vốn;  

- Thúc   đẩy   phát   triển   bền   vững   nhằm   bảo   vệ   môi   trường   khu   vực,   tính   bền  

vững  của  các  nguồn  tài  nguyên  thiên  nhiên,  bảo  tồn  di  sản  văn  hóa  và  chất  lượng   cuộc  sống  cao  của  người  dân  khu  vực;  

- Phát  triển  nguồn  nhân  lực  thông  qua  hợp  tác  chặt  chẽ  hơn  trong  lĩnh  vực  giáo  

dục  và  đào  tạo  lâu  dài,  trong  khoa  học  và  công  nghệ,  để  tăng  cường  quyền  năng   cho  người  dânASEAN  và  thúc  đẩy  Cộng  đồng  ASEAN;

- Duy   trì   vai   trò   trung   tâm   và   chủ   động   của   ASEAN   như   là   động   lực   chủ   chốt  

trong  quan  hệ  và  hợp  tác  với  các  đối  tác  bên  ngoài  trong  một  cấu  trúc  khu  vực  mở,   minh  bạch  và  thu  nạp.

7.1.1.2.  Các  nguyên  tắc  hoạt  động  của  ASEAN

Để   thực   hiện   các   mục   tiêu   trên,   ASEAN   và   các   Quốc   gia   thành   viên   tái   khẳng   định  và  tuân  thủ  các  nguyên  tắc  cơ  bản  đã  được  nêu  trong  các  tuyên  bố,  hiệp  định,  điều   ước,  thỏa  ước,  hiệp  ước  và  các  văn  kiện  khác  của  ASEAN.  Cụ  thể,  ASEAN  và  các  Quốc  

gia thành viên  sẽ  hoạt  động  theo  các nguyên  tắc  dưới  đây:

- Tôn  trọng  độc  lập,  chủ  quyền,  bình  đẳng,  toàn  vẹn  lãnh  thổ  và  bản  sắc  dân  tộc   của  tất  cả  các  Quốc  gia  thành  viên;  

- Cùng  cam  kết  và  chia  sẻ  trách  nhiệm  tập  thể  trong  việc  thúc  đẩy  hòa  bình,  an  

ninh  và  thịnh  vượng  ở  khu  vực;  

- Không  xâm  lược,  sử  dụng  hoặc  đe  dọa  sử  dụng  vũ  lực  hay  các  hành  động  khác   dưới  bất  kỳ  hình  thức  nào  trái  với  luật  pháp  quốc  tế;  

- Giải  quyết  các  tranh  chấp  bằng  biện  pháp  hòa  bình;  

- Không  can  thiệp  vào  công  việc  nội  bộ  của  các  Quốc  gia  thành viên ASEAN; - Tăng   cường   tham   vấn   về   các   vấn   đề   có   ảnh   hưởng   nghiêm   trọng   đến   lợi   ích   chung  của  ASEAN;  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 181-

- Tôn   trọng   sự   khác   biệt   về   văn   hóa,   ngôn   ngữ   và   tôn   giáo   của   người   dân  

ASEAN,  đồng  thời  nhấn  mạnh  những  giá  trị  chung  trên  tinh  thần  thống  nhất  trong   đa  dạng;  

- Giữ  vững  vai  trò  trung  tâm  của  ASEAN  trong  các  quan  hệ  về  chính  trị,  kinh  tế,  

văn  hóa và  xã  hội  với  bên  ngoài,  đồng  thời  vẫn  duy  trì  tính  chủ  động,  hướng  ra  bên   ngoài,  thu  nạp  và  không  phân  biệt  đối  xử;  

- Tuân  thủ  các  nguyên  tắc  thương  mại  đa  biên  và  các  cơ  chế  dựa  trên  luật  lệ  của  

ASEAN  nhằm  triển  khai  có  hiệu  quả  các  cam  kết  kinh  tế,  và  giảm  dần,  tiến  tới  loại   bỏ  hoàn  toàn  các  rào  cản  đối  với  liên  kết  kinh  tế  khu  vực,  trong  một  nền  kinh  tế  do   thị  trường  thúc  đẩy.  

7.1.1.3.  Cơ  cấu  tổ  chức  ASEAN

Hiến   chương   ASEAN   quy   định   bộ   máy   tổ   chức   của   ASEAN   gồm   các   cơ   quan  

chính sau (Sơ  đồ  7.2):

- Hội  nghị  Cấp  cao  ASEAN  (Hội  nghị  Thượng   đỉnh  ASEAN)  là  cơ  quan  hoạch  

định   chính   sách   tối   cao   của   ASEAN,   bao   gồm   những  người   đứng   đầu  nhà nước   hoặc  chính phủ  các  quốc  gia  thành  viên.  Hội  nghị  Cấp  cao  ASEAN  được  tổ  chức  

hai lầnmột  năm.  

- Hội   đồng   Điều   phối   ASEAN   (ACC)   gồm   các   Bộ   trưởng   Ngoại   giao   ASEAN,  

họp  ít  nhất  hai lần  một  năm,  có  nhiệm  vụ  điều  phối  các  hoạt  động  hợp  tác  ASEAN   nói  chung  và  chuẩn  bị  cho  các  Hội  nghị  Cấp cao.

- Các  Hội  đồng  Cộng  đồng  ASEAN  bao  gồm  Hội  đồng  Cộng  đồng  Chính  trị  - An

ninh  ASEAN  (APSCC),  Hội  đồng  Cộng  đồng  Kinh  tế  ASEAN  (AECC)  và  Hội  đồng   Cộng  đồng  Văn  hóa  –Xã  hội  ASEAN  (ASCCC),  họp  ít  nhất  hai lần  một  năm,  do  Bộ   trưởng  có  liên  quan  của  quốc gia  đang  giữ  cương  vị  Chủ  tịch  ASEAN  chủ  trì,  có   nhiệm  vụ  theo  dõi  và  điều  phối  hợp  tác  ASEAN  trên  từng  trụ  cột  Cộng  đồng  mình   phụ  trách.  

- Ủy  ban  các  Đại  diện  Thường  trực  ASEAN  (CPR)  đặt  tại  Jakarta,  đóng  vai  trò  là  

cơ   quan   đầu   mối,   theo   dõi   và   điều   phối   các   hoạt   động   hợp   tác   hàng   ngày   của  

ASEAN.

- Tổng  Thư  ký ASEAN và Ban Thư  ký  ASEAN  đặt  tại  Jakarta,  đóng  vai  trò  là  cơ  

quan  hỗ  trợ  hành  chính  cho  các  hoạt  động  hợp  tác  ASEAN.  

- Ban Thư   ký   ASEAN   Quốc   gia,   nằm   trong   Bộ   Ngoại   giao   của   các   nước   thành  

viên,  chịu  trách  nhiệm  theo  dõi  và  điều  phối  các  hoạt  động  hợp  tác  ASEAN  ở  cấp   quốc  gia.  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 182-

Sơ  đồ  7.2: Cơ  cấu  tổ  chức  ASEAN

Hội  nghị  cấp  cao   ASEAN AEM SEOM Các  hội  đồng   ngành/Các nhóm làm  việc AMM ASC Các nhóm làm  việc SOM Các nhóm làm  việc Ban  thư  ký   ASEAN AFMM ASFOM Các  hội  đồng   ngành/Các nhóm làm  việc Khác Các    hội   đồng Các  hội  đồng   ngành/Các nhóm làm  việc Chú  giải  sơ  đồ:

- AEM:  Hội  nghị  Bộ  trưởng  Kinh  tế  ASEAN - SEOM:  Hội  nghị  các  Quan chức  Kinh tế  Cấp  cao - AMM:  Hội  nghị  Bộ  trưởng  Ngoại  giao  ASEAN   - SOM:  Hội  nghị  các  Quan chức  Cấp  cao

- ASC: Ủy ban Thường  trực  ASEAN  

- AFMM:  Hội  nghị  Bộ  trưởng  Tài  chính  ASEAN

- ASFOM:  Hội  nghị  các  Quan chức  Tài chính Cấp  cao ASEAN

7.1.1.4.  Tầm  nhìn  ASEAN

Khẩu  hiệu  của  ASEAN  là“Một  Tầm  nhìn,  Một  Bản  sắc,  Một  Cộng  đồng”  và tầm   nhìn  ASEAN  đến  năm  201510 là  xây  dựng  ba cộng  đồng  Kinh  tế,  An  ninh,  Văn  hóa  – xã

hội  ASEAN  như  sơ  đồ  7.3:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 67 - 70)