Thực tiễn của thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 31 - 33)

Năm  1988,  tổng  giá  trị  thương  mại  quốc  tế  về  hàng  hóa  và  dịch  vụ  đạt  gần  3.000   tỷ  đôla.  Con  số  to  lớn  này  vẫn  còn  thấp  hơn  nhiều  so  với  thu  nhập  quốc  dân   của  nước   Mỹ  trong  năm  này  (khoảng  4.200  tỷ  đôla).  Nó  chiếm  khoảng  1/6  tổng  thu  nhập  của  thế   giới.  Năm  1997,  thương  mại  quốc  tế  đã  tăng  lên  khoảng  7.200  tỷ  đôla  trong  thương  mại   hàng  hóa  chiếm  hơn  6.000  tỷ  đôla  và  thương  mại  dịch  vụ  chiếm  khoảng  1.200  tỷ.

Từ   năm   1945,   trong   nhiều   năm,   thương  mại   quốc   tế   đã   có   nhịp   độ   tăng   trưởng   nhanh   hơn   thu   nhập   của   thế   giới.   Hoạt   động   thương   mại   trên   thế   giới   về   hàng   công   nghiệp   chế   tạo   chế   biến   tăng   7%   mỗi   năm   từ   năm   1950   đến   năm   1986;   trong   khi   mức   tăng  thu   nhập   hàng  năm   chỉ   khoảng  4%   và   mức   tăng  của   sản  xuất  công  nghiệp   là   5%.   Phần  lớn  động  lực  thúc  đẩy  mở  rộng  thương  mại  bắt  nguồn  từ  việc  từng  bước  cắt  giảm   hàng   rào   thuế   quan   của   đa   số   các   nước   phát   triển.   Những   nước   mở   rộng   xuất   khẩu   nhanh  nhất  từ  năm  1950  bao  gồm  Italia,  Nhật  Bản  và  Tây  Đức  (đều  là  những  nước  bị  đảo  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 144-

lộn  do  thua  trận  trong  chiến  tranh  thế  giới)  và  các  nước,  vùng  lãnh  thổ  khác  có  tốc  độ  gia   tăng   thu   nhập   quốc   dân   cao   như   Hồng  Kông, Singapore,   Hàn   Quốc,   Đài   Loan,  Trung

Quốc,  Brazil và  Tây  Ban  Nha.

Cơ  cấu  địa  lý  trong  thương  mại  cũng  thay  đổi  theo  khía  cạnh  khác,  buôn  bán  giữa   các   nước   láng   giềng   tăng   nhanh   một   cách   đột   biến.   Buôn   bán   song   phương   vượt   qua   biên  giới  giữa  Canada  –  Mỹ,  giữa  Pháp,  Hà  Lan,  Anh  và  Tây  Đức,  giữa  Nhật  Bản  và  các   nước  công  nghiệp  phát  triển  đã  tăng  nhanh  hơn  so  với  thương  mại  liên  lục  địa.

Đối  với  các  nước  Đông  Á,  mức  độ  phụ  thuộc  của  tăng  trưởng  kinh  tế  trong  nước   vào  thương  mại  quốc  tế  còn  lớn  hơn  nhiều  so  với  các  khu  vực  khác  trên  thế  giới.  Tỷ  lệ   kim   ngạch   ngoại   thương   của   các   nước   Đông  Á   và  Thái   Bình   Dương   so   với   GDP   trong   giai  đoạn  từ  1990  đến  2000  đã  tăng  từ  48,8%  lên  65,6%,  trong  khi  tỷ  lệ  tương  ứng  của  khu   vực  Mỹ  Latinh  và  vùng  Caribbean  là  23,2%  và  37,7%,  khu  vực  Trung  Đông  và  Bắc  Phi  là   45,4%  và  51,6%.

Hầu  như  tất  cả  các  nước  đều  đang  ngày  càng  phụ  thuộc  nhiều  hơn  vào  các  hoạt   động  mậu  dịch  nhằm  duy  trì  được  mức  độ  tăng  trưởng  kinh  tế  và  bảo  đảm  công  ăn  việc   làm.  Tuy nhiên,  từ  trước  tới  nay,  mậu  dịch  lại  luôn  đóng  vai  trò  một  động  cơ  tăng  trưởng   mạnh  mẽ  hơn  cho  một  số  nước  so  với  các  nước  khác.  Mậu  dịch  quốc  tế  giữ  vị  trí  quan   trọng  trong  sự  hình thành  của“điều  kỳ  diệu”  Đông  Á  và  duy  trì  tính  năng  động  của  các   nền  kinh  tế  trong  khu  vực.  Ở  một  thái  cực  đối  lập,  vùng  Nam  Sahara  châu  Phi  lại  đang   phải  đương  đầu  với  nạn  suy  thoái  kinh  tế  triền  miên,  một  phần  do  môi  trường  mậu  dịch   của  khu  vực  này  không  thuận  lợi.

Trong  những  năm  1980,  tốc  độ  xuất  khẩu  hàng  hóa  của  Đông  Á  tăng  ở  mức  trung   bình  10%  hàng  năm,  gấp  hơn  hai  lần  tốc  độ  tăng  trưởng  chung  của  thế  giới.  Xu  hướng   này  vẫn  tiếp  tục  phát  huy  trong  những  năm  1990  và  đặc   biệt tăng  mạnh  với  thành  tích   của  Trung  Quốc  và  Việt  Nam.  Người  ta  dự  đoán  tình  hình  sẽ  tiến  triển  tốt  trong  thế  kỷ   tới.  Ngược  lại,  vùng  Nam  Sahara  châu  Phi  đạt  tốc  độ  tăng  tưởng  hàng  hóa  xuất  khẩu  chỉ   vượt   con   số   không   một   chút   trong   những   năm   1980   và   tăng   lên   không   đáng   kể   trong   những  năm  1990.  Hàng  hóa  xuất  khẩu  chiếm  tới  1/5  thu  nhập  của  khu  vực  này.  Điều  này   có  thể  giải  thích  cho  sự  giảm  sút  thảm  hại  về  mức  sống  của   người  dân  trong  khu  vực.   Những  trái  ngược  này  phản  ánh  sự  tác  động  qua  lại  giữa  chính  sách  đối  nội  với  các  nhân   tố  từ  bên  ngoài.

Một  số  vấn  đề  nan  giải  mà  châu  Phi  đang  gặp  phải  có  thể  bắt  nguồn  từ  sự  bất  lực   trong  quản  lý  kinh  tế.  Những  biện  pháp  cưỡng  đoạt  của  các  ủy  ban  chuyên  trách  của  nhà   nước,  như  đánh  thuế  quá  cao  các  nhà  sản  xuất,  duy  trì  quá  cao  giá  trị  đồng  tiền  làm  phá   hoại  môi  trường  cạnh  tranh  trong  xuất  khẩu  hàng  hóa  và  làm  giảm  thu  nhập  của  các  nhà  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 145-

sản  xuất  trong  nước,  đã  dẫn  đến  những  mất  mát  lớn  về  thị  phần  các  mặt  hàng  nguyên   liệu.  Đồng  hành  với tình  trạng  này,  nợ  nần  và  khủng  hoảng  kinh  tế  toàn  diện  đã  đẩy  khu   vực  này  tới  chỗ  suy  thoái  về  cơ  sở  hạ  tầng  kinh  tế  và  bắt  đầu  một  quá  trình“bóp  nghẹt   hàng   nhập   khẩu”.   Nguyên   nhân   là  do   sự   khan   hiếm   ngoại  tệ   không   cho   phép   các   nhà   sản  xuất  nhập  khẩu  các  mặt  hàng  thiết  yếu.  Nhìn  tổng  thể,  hàng  hóa  nhập  khẩu  những   năm   1980   giảm   trung   bình   khoảng   5%   mỗi   năm.   Song   việc   vùng   Nam   Sahara   tiếp   tục   phụ  thuộc  vào  xuất  khẩu  nguyên  liệu  đã  làm  cho  khu  vực  này  trở  nên  dễ  bị  tổn  thương   như  vậy.

Khối   các   nước   đang   phát   triển   đã   nâng   cao   được   thị   phần   của   họ   trong   nhóm   hàng  chế  tạo  xuất  khẩu,  hiện  chiếm  gần  25%  trong  tổng  lượng  trên  toàn  thế  giới,  trong   khi  vào  khoảng  đầu  những  năm  1970,  con  số  này  chỉ  là  5%.  Việc  tăng  trưởng  kinh  tế  có   quan  hệ  mật  thiết  với  việc  giảm  bớt  sự  phụ  thuộc  vào  các  mặt  hàng  nguyên  liệu.  Ở  các   nước  đang  phát  triển  mà  hàng  hóa  chế  tạo  chiếm  tới  50%  tổng  lượng  hàng  hóa  xuất  khẩu   thì  trong  vòng  20  năm  trở  lại  đây,  họ  luôn  duy  trì  được  tốc  độ  tăng  trưởng  cao  hơn  so   với  các  nước  xuất  khẩu  nguyên  liệu.  Từ  những  năm  1980-1992,  các  nước  xuất  khẩu  hàng   cơ   khí   chế   tạo  tăng  trưởng  ở   tốc   độ  trung   bình   7%/năm,   nhanh   gấp  bốn   lần   so   với   các   nước  xuất  khẩu  nguyên  liệu.  Do  nền  mậu  dịch  quốc  tế  đang  ngày  càng  đòi  hỏi  các  mặt   hàng  có  hàm  lượng  trí  tuệ  cao  nên  xu  hướng  phân  cực  này  sẽ  còn  tiếp  diễn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 31 - 33)