Các nước đã thống nhất rút ngắn thời hạn thực hiện đến năm 2015.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 70 - 74)

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 183-

Sơ  đồ  7.3: Cộng  đồng  ASEAN  –Tầm  nhìn  2015

7.1.2. Mụctiêu,  nội  dung  và  kế  hoạch  thực  hiện  AFTA  

7.1.2.1.  Mục  tiêu  chính  của  AFTA

Tại   Hội   nghị   Thượng  đỉnh   lần  thứ  tư   tổ   chức  tại   Singapore,   ngày   28/1/1992,   các   Nguyên  thủ  quốc  gia  ASEAN  đã  có  một  quyết  định  quan  trọng  nhằm  nâng  cao  hơn  nữa   mức  độ   hợp   tác  trong  lĩnh   vực  thương  mại,  đó   là   thành   lập   Khu   vực   Mậu   dịch   Tự   do   ASEAN   (AFTA)   thông   qua   việc ký   kết   Hiệp   định   về   Chương   trình   Thuế   quan   Ưu   đãi  

Hiệu  lực  chung  (Common  Effective  Preferential  Tariff  - CEPT)  với  những  mục  tiêu  kinh   tế  chính  như  sau:

i)Tự  do  hóa thương  mại  trong  khu  vực  bằng  việc  loại  bỏ  các  hàng  rào  thuế   quan  trong  nội  bộ  khu  vực  và  cuối  cùng  là  các  rào  cản  phi  quan  thuế.  Điều  này  sẽ   khiến   cho   các  doanh nghiệp   sản   xuất   của   ASEAN   càng   phải   có   hiệu   quả   và   khả   năng  cạnh  tranh  hơn  trên  thị  trường  thế  giới.  Đồng  thời,  người  tiêu  dùng  sẽ  mua   được   những   hàng   hóa từ   những   nhà   sản   suất   có   hiệu   quả   và   chất   lượng   trong   ASEAN,  dẫn  đến  sự  tăng  lên  trong  thương  mại  nội  khối.

ii)Thu   hút   các   nhà   đầu   tư   nước   ngoài   vào   khu   vực   bằng   việc   tạo   ra   một   khối  thị  trường  thống  nhất,  rộng  lớn  hơn.

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 184-

iii) Làm  cho  ASEAN  thích  nghi  với  những  điều  kiện  kinh  tế  quốc  tế  đang  

thay   đổi,   đặc   biệt   là   với   sự   phát   triển   của   các   thỏa   thuận   thương   mại   khu   vực   (RTA)  trên  thế  giới.  

7.1.2.2.  Nội  dung  chính  của  AFTA

 Vấn  đề  thuế  quan

Các  bước  thực  hiện  như  sau:

 Bước   1:   Các   nước   lập   4   loại   Danh   mục   sản   phẩm   hàng   hóa trong biểu   thuế   quan   của   mình   để   xác   định   các   sản   phẩm   hàng   hóa thuộc   đối   tượng   thực  hiện  CEPT.

 Bước  2:  Xây  dựng  lộ  trình  tổng  thể  cắt  giảm  thuế  10  năm  (toàn  bộ   thời  gian  thực  hiện  Hiệp  định).

 Bước  3:  Ban  hành  văn  bản  pháp  lý  xác  định  hiệu  lực  thực  hiện  việc   cắt  giảm  thuế  hàng  năm.

 Vấn  đề  loại  bỏ  các  hạn  chế  định  lượng  (QRs)  và  các  rào  cản  phi  thuế  quan  

khác (NTBs)

Để  thiết  lập  được  khu  vực  mậu  dịch  tự  do,  việc  cắt  giảm  thuế  quan  cần  phải  được   tiến  hành  đồng  thời  với  việc  loại  bỏ  các  hàng  rào  phi  thuế  quan.  Các  hàng  rào  phi  thuế  

quan  bao  gồm  các  hạn  chế  về  số  lượng  (như  hạn  ngạch,  giấy  phép...)  và  các  hàng  rào  phi   thuế  quan  khác  (như  các  khoản  phụ  thu,  các  quy  định  về  tiêu  chuẩn  chất  lượng...)  Các   hạn  chế  về  số  lượng  có  thể  được  xác  địnhdễ  dàng  và  do  đó,  được  quy  định  loại  bỏ  ngay   đối   với   các   mặt   hàng   trong   Chương   trình   CEPT   được   hưởng   nhượng   bộ   từ   các   nước  

thành viên khác.

 Vấn  đề  hợp  tác  trong  lĩnh  vực  hải  quan

 Thống  nhất  biểu  thuế  quan: Để  tạo  điều  kiện cho các doanh nghiệp   sản   xuất   và  xuất   nhập   khẩu   ASEAN  tiến   hành   việc   buôn   bán   trong  nội   bộ   Khu   vực  được  dễ  dàng  và  thuận  lợi,  cũng  như  các  cơ  quan  Hải  quan  ASEAN  dễ  dàng   trong   việc   xác   định   mức   thuế   cho  các mặt   hàng   một   cách   thống   nhất   ASEAN   quyết  định  sẽ  thống  nhất  mộtbiểu  thuế  quan trong  khối  ASEAN  ở  mức  8  chữ  số   theo  Hệ  thống  điều hòa của  Hội  đồng  hợp  tác  hải  quan  thế  giới (HS).

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 185-

 Xây  dựng  Hệ  thống  Luồng  xanh  hải  quan:  Hệ  thống  này  được  thực   hiện  từ  ngày 1/1/1996  nhằm  đơn  giản  hóa hệ  thống  thủ  tục  hải  quan  dành  cho  các  

hàng hóa thuộc  diện  được  hưởng  ưu  đãi  theo  Chương  trình  CEPT  của  ASEAN.  Thống  nhất  thủ  tục  hải  quan.

7.1.2.3.  Kế  hoạch/các  bước  thực  hiện  AFTA

Để   thực   hiện   thành   công   Khu   vực   Mậu   dịch   Tự   do   ASEAN,   các   nước   ASEAN cũng   trong   năm   1992   đã   ký   Hiệp   định   về   thuế   quan   ưu   đãi   có   hiệu   lực   chung CEPT.

CEPT   là   một   thỏa   thuận   chung   giữa   các   nước   thành   viên   ASEAN   về   giảm   thuế   quan   trong   nội   bộ   ASEAN   xuống   còn   từ   0-5%,   đồng   thời   loại   bỏ   tất   cả   các   hạn   chế   về   định   lượng   và  các   hàng   rào   phi   quan   thuế   trong   vòng   10   năm,   bắt   đầu   từ ngày 1/1/1993 và hoàn thành vào ngày 1/1/2003.  (Đây  là  thời  hạn  đã  có  sự  đẩy  nhanh  hơn  so  với  thời  hạn   ký  Hiệp  định  ban  đầu:  từ  15  năm  xuống  còn  10  năm).  

AFTA  được  thực  hiện  thông  qua  4  bước  sau:

1. Xóa  bỏ  hàng  rào  thuế  quan  và  phi  thuế  quan  đối  với  nhau

2. Hòa  hợp  những  chuẩn  mực  giữa  các  nước  thành  viên

3. Quy  định  cụ  thể  để  các  nước  thành  viên  công  nhận  công  tác  kiểm   tra  và  cấp  chứng  nhận  của  nhau

4. Xóa  bỏ  những  quy  định  hạn  chế  đầu  tư  nước  ngoài

Muốn  được  hưởng  nhượng  bộ  về  thuế  quan  khi  xuất  khẩu  hàng  hóa trong  khối,   một  sản  phẩmcần  có  các  điều  kiện  sau:

i. Sản  phẩm  đó  phải  nằm  trong  Danh  mục  cắt  giảm  thuế  (IL)   của   cả   nước   xuất   khẩu   và   nước   nhập   khẩu,   và   phải   có   mức   thuế   quan   (nhập  khẩu)  bằng  hoặc  thấp  hơn  20%

ii. Sản   phẩm   đó   phải   có   chương   trình   giảm   thuế   được   Hội   đồng  AFTA  thông  qua

iii. Sản  phẩm  đó  phải  là  một  sản  phẩm  của  khối  ASEAN,  tức  là   phải  thỏa  mãn  yêu  cầu  hàm  lượng  xuất  xứ  từ  các  nước  thành  viên  ASEAN   (hàm  lượng  nội  địa)  ít  nhất  là  40%

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 186-

Giá  trị  nguyên  vật  liệu,   bộ  phận,  các  sản  phẩm  là  đầu  vào   nhập  khẩu  từ  nước  không  phải  là  

thành viên ASEAN

+

Giá  trị  nguyên  vật  liệu,   bộ  phận,  các  sản  phẩm  là  đầu   vào  không  xác  định  được  xuất  

xứ

X 100% <60% <60%

Giá FOB

Trong  đó:

+   Giá   trị   nguyên   vật   liệu,   bộ   phận,   các   sản   phẩm   là   đầu   vào   nhập   khẩu từ   các   nước  không  phải  là  thành  viên  ASEAN  là  giá  CIF  tại  thời  điểm  nhập  khẩu.  

+  Giá  trị  nguyên  vật  liệu,  bộ  phận,  các  sản  phẩm  là  đầu  vào  không  xác  định  được   xuất  xứlà  giá  xác  định  ban  đầu  trước  khi  đưa  vào  chế  biến  trên  lãnh  thổ  nước  xuất  khẩu  

là thành  viên  của  ASEAN.

Nếu   một   sản   phẩm   có   đủ   ba   điều   kiện   trên   thì   sẽ   được   hưởng   mọi   ưu   đãi   mà   quốc  gia  nhập  khẩu  đưa  ra  (sản  phẩm  được  ưu  đãi  hoàn  toàn).  Nếu  một  sản  phẩm  thỏa   mãn  các  yêu  cầu  trên  trừ  việc  có  mức  thuế  quan  nhập  khẩu  bằng  hoặc  thấp  hơn  20%  thì sản   phẩm   đó   chỉ   được   hưởng   thuế   suất   CEPT   cao   hơn   20%   trước   đó   hoặc   thuế   suất  

MFN, tùy thuộc  thuế  suất  nào  thấp  hơn.

Để  xác  định  các  sản  phẩm  có  đủ  điều  kiện  hưởng  ưu  đãi  thuế  quan  theo  chương   trình  CEPT  hay  không,  mỗi  nước  thành  viên  hàng  năm  xuất  bản  Tài  liệu  hướng  dẫn  trao   đổi  nhượng  bộ  theo  CEPT  (CCEM)  của  nước  mình,  trong  đó  thể  hiện  các  sản  phẩm  có   mức  thuế  quan  theo  CEPT  và  các  sản  phẩm  đủ  điều  kiện  hưởng  ưu  đãi  thuế  quan  của   các  nước  thành  viên  khác.

7.1.3.  Cộng  đồng  kinh  tế  ASEAN  (AEC)11

7.1.3.1. Sự  hình  thành  AEC

Kể  từ  khi  thành  lập  từ  năm  1967  đến  nay,  quá  trình  hợp  tác  kinh  tế  của  ASEAN   đã  trải  qua  bốn  mốc  quan  trọng:

 Năm  1967  ra  đời  và  tồn  tại  như  một  tổ  chức  khu  vực  ở  Đông  Nam  

Á.  Đây  là  một  thành  tựu  rất  lớn  của  5  nước  ASEAN,  gác  lại  những  tranh  chấp   bất  đồng  để  xây  dựng  lòng  tin  cậy  lẫn  nhau  vì  lợi  ích  chung  của  toàn  khu  vực.  

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 70 - 74)