Phần này được biên soạn dựa trên cuốn sách chuyên khảo Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 74 - 75)

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 187-

Tuyên   bố   Bangkok   về  thành   lập   ASEAN  tuy  đưa   mục   tiêu   phát   triển   kinh   tế   lên   hàng   đầu  nhưng   thực  chất   khu   vực   này  vẫn   ưu  tiên  cho   những  mục  tiêu   chính  trị  của  khối.

 Năm  1976  khởi  đầu  hợp  tác  kinh  tế  trong  khu  vực  bằng  việc  ký  kết  

Hiệp  ước  thân  thiện  và  hợp  tác  Đông  Nam  Á  (TAC)  và  ra  Tuyên  bố  về  sự  hòa   hợp  ASEAN,  cam  kết  cùng  phối  hợp  để  đảm  bảo  sự  ổn  định  khu  vực  và  tăng   cường  hợp  tác  kinh  tế,  văn  hóa…  Trên  cơ  sở  đó,  năm  1977,  ASEAN  đã  ký  kết   Thỏa  thuận  ưu  đãi  thương  mại.  Tuy  nhiên,  thỏa  thuận  này  chỉ  có  tác  động  hạn   chế  do  mức  ưu  đãi  thuế  quan  còn  thấp  và  chỉ  liên  quan  đến  một  số  ít  hàng  hóa   trong  thương  mại  giữa  các  nước  ASEAN.

 Năm  1992,  hợp  tác  kinh  tế  ASEAN  được  nâng  lên  tầm  cao  mới  với  

việc  thành  lập  AFTA.  Thỏa  thuận  về  AFTA  đã  có  những  bước  tiến  dài  về  hợp   tác  kinh  tế  so  với  PTA12.  Trong  thời  kỳ  này,  ASEAN  đã  kết  nạp  thêm  5  thành   viên   mở   ra   triển   vọng  đưa   AFTA  thành  một  khu   vực  tự  do   thương  mại   toàn   Đông   Nam   Á.   Song   song   với   quá   trình   mở   rộng,   ASEAN   cũng   tiến   hành   các   chương   trình   hợp   tác   kinh   tế   sâu   rộng   như   ký   Hiệp   định   khung   bổ   sung   về   dịch  vụ  (AFAS  - 1995),  thỏa  thuận  về  Chương  trình  hợp  tác  công  nghiệp  (AICO   – 1996),  thiết   lập   Khu  vực  đầu  tư  ASEAN   (AIA   – 1998); thông qua  Sáng  kiến   Liên   kết   ASEAN   (IAI   – 2000)…   Tháng   12/1997,   các   nhà   lãnh   đạo   ASEAN   đã   đưa   ra   hoạch   định   “Tầm   nhìn   2020”,   khẳng   định   quyết  tâm   chính   trị   của   các   nước  thành  viên  nhằm  xây  dựng  ASEAN  thành  một  khu  vực  hòa  bình,  thịnh   vượng.   Ý   tưởng   về   một   Cộng   đồng   Kinh   tế   ASEAN   (AEC)   đã   bắt   đầu   được   hình  thành  cùng  Tuyên  bố  Tầm  nhìn  ASEAN  2020.  Tuy  nhiên,  khái  niệm  chính   thức  và  cụ  thể  về  AEC  đã  không  được  nêu  ra  trong  Tầm  nhìn  2020  mà  phải  đến   Hội  nghị  thượng  định  ASEAN  lần  thứ  8  (2002),  các  nhà  lãnh  đạo  ASEAN  mới   nhất  trí   đưa   nội   dung   thành   lập   AEC   vào   chương  trình   nghị   sự,   song   những   định  dạng  và  AEC  vẫn  chưa  rõ  ràng.

 Năm   2003   đánh   dấu   tiến   trình   thực   hiện   Tầm   nhìn   2020.   Tháng  

9/2003,  Hội  nghị  Thượng  đỉnh  ASEAN  lần  thứ  9  tại  Bali  đã  thông  qua  Tuyên   bố  hòa  hợp  ASEAN  II  về  việc  thực  hiện  Tầm  nhìn  2020  bằng  cách  hình  thành   một   Cộng   đồng   ASEAN   dựa   trên   ba   trụ   cột   là   Cộng   đồng  An ninh ASEAN

(ASC),   Cộng   đồng  Kinh tế   ASEAN   (AEC)   và   Cộng   đồng  Văn  hóa – Xã hội   ASEAN  (ASCC).  ASC,  AEC  và  ASCC  có  mối  quan  hệ  chặt  chẽ  và  tương  hỗ  với   nhau.   Tại   Hội   nghị  Thượng   đỉnh   ASEAN   lần   thứ   10   năm   2004,   các   nhà   lãnh   đạo  ASEAN  đã  ký  kết  Chương  trình  Hành  động  Viêng Chăn  (VAP)  nhằm  xây  

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 74 - 75)