nhập kinh tế quốc tế)
Phương pháp phân tích về lợi thế so sánh cho chúng ta một cách tiếp cận về mối quan hệ giữa hai chiến lược công nghiệp hóa chủ yếu ở các nước đang phát triển trong
40-50 năm qua, đó là chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Trong những năm 1950, hầu hết các nước đang phát triển đều xuất phát từ mong muốn chủ quan là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ theo nghĩa hẹp của khái niệm này, tức là hạn chế các quan hệ với bên ngoài, do đó đã áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu. Nhưng dần dần trải qua thực tiễn, họ nhận ra rằng không thể xây dựng được một nền kinh tế thịnh vượng, độc lập nếu chỉ loay hoay với những giải pháp bên trong, nguồn tài nguyên và lao động sẵn có của mỗi nước kém phát triển, không thể phát huy được tác dụng tốt, hiệu quả cao nếu không có sự bổ sung về vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài. Thế giới ngày nay, trên một ý nghĩa nhất định, là thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Độc lập, thịnh vượng của một quốc gia chỉ có thể có được khi quốc gia đó gắn bó với thế giới, chứ không phải biệt lập với thế giới. Vì thế phải hướng vào xuất khẩu, gắn thị trường quốc gia với thị trường quốc tế, mở rộng biên giới cho ngoại thương phát triển, thu hút nhanh đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển ODA để phát triển kinh tế trong nước, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hướng vào xuất khẩu không có nghĩa là đoạn tuyệt với thay thế nhập khẩu, bởi dù mở cửa đến đâu thì thị trường thế giới vẫn chỉ là một sự mở rộng của thị trường quốc
gia, chứ không phải thay thế thị trường quốc gia và suy cho cùng, thị trường quốc gia vẫn đóng vai trò chủ yếu. Trừ một vài nền kinh tế thật nhỏ và đóng vai trò là cảng trung chuyển hàng hóa và dịch vụ của thế giới như Singapore và Hồng Kông, cho đến nay, xuất khẩu chỉ chiếm trên dưới 10% GDP của các nước có thị trường trong nước lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và khoảng 30-40% GDP của các nền kinh tế có thị trường tương đối nhỏ và trung bình như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan,
Indonesia, Philippines. Điều đó chứng minh rằng thị trường trong nước vẫn là thị trường lớn nhất, dù là trong nền kinh tế mở. Chính vì thế, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu vẫn cần có sự bổ sung của công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Không phải ngẫu nhiên những nền kinh tế thuộc loại hướng vào xuất khẩu mạnh nhất như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan đến nay vẫn duy trì các hàng rào bảo hộ mậu dịch thuế quan và phi thuế quan không phải thấp. Cũng không phải ngẫu nhiên Malaysia đã nhấn mạnh chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, rồi lại thay thế nhập khẩu giai đoạn II và hướng vào xuất khẩu giai đoạn II. Những kinh nghiệm trên đây cho thấy con đường kết hợp giữa hai chiến lược hướng vào xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, trong đó hướng vào xuất khẩu đóng vai trò chi phối, thay thế nhập khẩu đóng vai trò bổ sung, chính là con đường đã giúp các NIE Đông Á và ASEAN rút ngắn được quá trình công nghiệp hóa, tiến gần các nước phát
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 168-
triển và trong thực tế đã có những nền kinh tế tiến kịp như Hàn Quốc và Singapore và được công nhận là thành viên của OECD.
Mô hình công nghiệp hóa Đông Á được coi như một mô hình thành công nhất trong lịch sử công nghiệp hóa cho đến nay. Các NIC châu Á đã thực hiện công nghiệp hóa thành công ở những nền kinh tế nghèo tài nguyên, trình độ phát triển thấp (có những điều kiện tương tự như ở các nước đã trải qua mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa) chỉ trong vòng 30 năm, ngắn hơn bất kỳ một mô hình công nghiệp hóa nào đã thành công trong lịch sử. Mấu chốt cơ bản tạo nên sự thành công và khả năng rút ngắn đáng kể thời gian công nghiệp hóa ở Đông Á chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phát huy hiệu quả các yếu tố bên trong và tranh thủ tối đa các điều kiện bên ngoài. Với các đặc điểm kinh tế- xã hộinhưquy mô quốc gia nhỏ, thị trường trong nước không lớn, nghèo tài nguyên, thiếu kỹ thuật và vốn, nhưng lại có nguồn lao động dồi dào..., các nền kinh tế Đông Á hướng theo mô hình công nghiệp hóa dựa vào tăng trưởng xuất khẩu để tạo động lực phát triển: lấy thị trường ngoài nước bổ sung hữu hiệu cho thị trường trong nước, xuất khẩu những sản phẩm mà thị trường thế giới cần chứ không phải bán thứ mình có; lấy lợi thế so sánh của nền kinh tế làm cơ sở thay vì cung cấp sản phẩm theo ý muốn chủ quan...