- Ủy ban mua sắm của chính phủ
17. Hội nghị lần thứ mười bảy (2010, Việt Nam
8.2.1. Thời kỳ trước Đổi mới (1986)
Trước khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, chưa được coi là một ngành kinh tế cả trong tư duy và trong hành động thực tế. Ở phạm vi quốc tế, thực hiện chế độ “Nhà nước độc quyền ngoại thương”, thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động xuất nhập khẩu đều tập trung trong tay các doanh nghiệp nhà nước như các tổng công ty xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Thương mại và các công ty xuất nhập khẩu của các tỉnh, thành phố. Các công ty này được Nhà nước giao cho độc quyền xuất nhập khẩu một nhóm hàng nhất định trên những thị trường nhất định, doanh nghiệp tư nhân không được tham gia xuất nhập khẩu.
Chính sách Nhà nước độc quyền ngoại thương được vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nghĩa là mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều thực hiên theo kế hoạch và chịu sự quản lý của Bộ Ngoại thương do các tổng công ty xuất nhập khẩu của Nhà nước đảm nhiệm. Với cơ chế quản lý này, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không có quyền chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu của mình, thực hiện sản xuất hàng xuất khẩu theo những chỉ tiêu kế hoạch đã được giao và những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Cơ chế như vậy đã tách rời người bán và người mua: người sản xuất ở thế bị động, còn người kinh doanh ở thế không năng động; nếu bị thua lỗ, doanh nghiệp sẽ được bù lỗ bằng các khoản trợ cấp. Với cơ chế đó, các doanh nghiệp không quan tâm tới tình hình tài chính, đến khách hàng và những sản phẩm do mình
làm ra.
Với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế “độc lập, tự chủ” mang tính chất khép kín trong phạm vi quốc gia và Hội đồng Tương trợ Kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ này có những đặc điểm nổi bật sau:
- Tập trung ưu tiên, trao đổi ngoại thương với các nước thuộc thị trường khu vực một, tức là khu vực trao đổi bằng đồng rúp, chủ yếu là Liên Xô cũ và Đông Âu;
- Sản xuất hàng xuất khẩu chưa được tập trung đẩy mạnh, bó hẹp ở thu
Giáo trình Thương mại quốc tế - 230 -