Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA và AEC

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 78 - 80)

13 Trường phái lý thuyết khá phổ biến khi nghiên cứu mô hình Cộng đồng Kinh tế Châu Âu.

7.1.4.  Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA và AEC

7.1.4.1.  Sự  tham  gia  của  Việt  Nam  vào  các  nội  dung  chính  của  AFTA  và  AEC

 Khu  vực  thương  mại  Tự  do  ASEAN  (AFTA)

Ngay  sau  khi  trở  thành  thành  viên  AFTA  năm  1996,  Việt  Nam  đã  đưa  ra  danh  mục  giảm   thuế  875  mặ  hàng  trong  15  nhóm  sản  phẩm  [5].  Tháng  02/2000,  Chính  phủ  đã  thông  qua   lộ   trình   tổng   thể   sửa   đổi   để   thực   hiện   CEPT   của   Việt   Nam   cho   giai   đoạn   2001-2006.

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 191-

Tháng  02/2006,  Bộ  Tài  chính  cũng  công  bố  lộ  trình  giảm  thuế  CEPT  trong  giai  đoạn  2006-

2013.  Theo  các  lộ  trình  này,  hàng  năm  Chính  phủ  sẽ  ban  hành  danh  mục  CEPT  thực  hiện   trong  năm.  Việc  Nam  cũng  đang  xóa  bỏ  các  biện  pháp  định  lượng  và  thuế  quan  hóa  các   hàng   rào   phi   thuế   quan   đối   với   các  sản   phẩm   cam   kết  theo   CEPT/AFTA.   Việt   Nam  đã   thực  hiện  hài  hóa  hóa  tiêu  chuẩn  đối  với  nhóm  20  mặt  hàng  ưu  tiên,  ký  kết  các  Hiệp  định   khung   công   nhận   lẫn   nhau   (MRA).   Ngoài   ra,   Việt   Nam   cũng   tham   gia   tích   các   các   chương  trình  hợp  tác  hải  quan

 Hiệp  định  khung  về  Thương  mại  dịch  vụ  trong  ASEAN  (AFAS)

Việt  Nam  đã  đưa  ra  cam  kết  của  mình  trên  cả  7  lĩnh  vực  dịch  vụ  ưu  tiên.  Các  cam  kết   này,  nhìn  chung,  là  phù  hợp  với  cam  kết  gia  nhập  WTO,  thậm  chí  còn  thấp  hơn  một  số   cam  kết  trong  Hiệp  định  Thương  mại  Việt  Mỹ  [3]Khu  vực  đầu  tư  ASEAN (AIA)

Trong  giai  đoạn  đầu  thực  hiện  AIA,  Việt  Nam  đã  hoàn  thành  xây  dựng  Danh  mục  nhạy   cảm  và  danh  mục  loại  trừ  tạm  thời  đối  với  5  ngành  sản  xuất  là  chế  tạo,  nông  nghiệp,  khai   thác  mỏ,  lâm  và  ngư  nghiệp  và  các  ngành  dịch  vụ  liên  quan  tới  5  ngành  này.  Trong giai

đoạn  tiếp  theo  từ  01/01/2003,  Việt  Nam  đã  thực  hiện  AIA  theo  hai  hướng:

o Chuyển  một  số  ngành  từ  Danh  mục  nhạy  cảm  sang  Danh  mục  loại  trừ  tạm   thời

o Giảm   bớt   số  ngành  trong  Danh  mục   loại  trừ  tạm  thời   bằng  cách  trao   đổi   xử  quốc  gia  và  mở  cửa  các  ngành  đó  cho  các  nhà  đầu  tư  nước  ngoài

Nhìn   chung,   các   cam   kết   của   Việt   Nam   trong   AIA   đều   có   thời   hạn   thực   thi   sau   nhóm  

ASEAN-614nhưng  thuộc  loại  sớm  nhất  trong  nhóm  ASEAN-415.

 Chương  trình  thu  hẹp  khoảng  cách  phát  triển

Việt  Nam  là  một  trong  những  nước  tích  cực  đề  xuất  và  thực  hiện  các  chương  trình  thu   hẹp  khoảng  cách  phát  triển  trong  ASEAN.  Những  đóng  góp  của  Việt  Nam  trong  chương   trình   này   đã   giúp   Việt   Nam   thu   hẹp   khoảng   cách   phát   triển   nhanh   chóng   với   những   nước  thuộc  nhóm  hai  của  ASEAN-6  như  Philippine  và  Indonesia  và  trong  một  tương  lai   không  xa  Việt  Nam  có  thể  bắt  kịp  các  nước  này.

7.1.4.2.  Tác  động  của  AEC  đối  với  Việt  Nam

14 Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Bruney

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 192-

 Hội  nhập  khu  vực  mà  cụ  thể  là  tham  gia  các  chương  trình  hợp  tác  

kinh  tế  của  ASEAN  đã  giúp  Việt  Nam  tạo  thêm  thương  mại  và  gia  tăng  dòng   đầu   tư   trực   tiếp   nước   ngoài,   qua   đó   thúc   đẩy   tăng   trưởng   kinh   tế   và   giảm  

nghèo

 Tham  gia  AEC  có  thể  tác  động  tích  cực  tới  quá  trình  cải  cách  thuế  

và  cơ  cấu  thu  ngân  sách  của  Việt  Nam  (do  bị  hạn  chế  nguồn  thu  từ  thuế  quan   từ  các  nước  ASEAN)

 Khi  tiến  hành  mở  cửa  nền  kinh  tế,  các  doanh  nghiệp  Việt  Nam  phải  

chịu  sự  cạnh  tranh  lớn  hơn, do  vậy  muốn  tồn  tại  được  các  doanh  nghiệp  cần   nâng  cao  năng  lực  cạnh  tranh  của  mình

 Tham  gia  AEC,  Việt  Nam  phải  xây  dựng  hệ  thống  pháp  luật  kinh  tế  

hợp  chuẩn  khu  vực  và  quốc  tế.  Do  vậy,  Việt  Nam  cần  điều  chỉnh  chính  sách  để   tuân  thủ  khung  khổ  của  “một  thị  trường  và  cơ  sở  sản  xuất  thống  nhất,  tự  do   lưu  chuyển  hàng  hóa,  dịch  vụ,  đầu  tư,  vốn  và  lao  động  và  có  kỹ  năng”

 Tham   gia   AEC   giúp   Việt   Nam   nâng   cao   sức   mạnh   quốc   gia   nhờ  

dựa  vào  cộng  đồng  ASEAN  và  tạo  dựng  một  hình  ảnh  quốc  tế  là  một  đất  nước   thân  thiện  và  tích  cực  hợp  tác  trong  khu  vực

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 78 - 80)