6.3.2.1. Hoàn cảnh ra đời / Cơ sở lý luận
Mặc dù, ban đầu “cấu trúc luận” đã được chính phủ nhiều nước áp dụng nhưng đến những năm 1960, nó đã bị phê phán. Cái ưu, đồng thời cũng là cái nhược của tư duy cấu trúc luận là nó phân tích riêng rẽ bản chất của từng nền kinh tế hoặc từng vùng lãnh thổ đang phát triển, tách khỏi các nước hoặc các nền kinh tế phát triển. Điều này trong thực tế không hoàn toàn tách bạch được. Nếu các nước đang phát triển tự mình xây dựng nền kinh tế riêng mình sẽ gặp khó khăn, không phát huy được lợi thế của mình. Ngoài ra, “cấu trúc luận” quá đề cao vai trò của nhà nước trong phát triển và cho rằng ở các nước đang phát triển, nhà nước nên thực hiện vai trò can thiệp tích cực, đứng ra trực tiếp điều hành và thực hiện chiến lược phát triển. Thực tế, các nước đang phát triển nói chung và nhà nước ở các nước này nói riêng có rất nhiều hạn chế. Họ không đủ sức thực hiện các kế hoạch phát triển mang tính “tự lực cánh sinh”. Vì vậy, trường phái mới ra đời: trường phái chủ nghĩa tự do mới.
Chủ nghĩa tự do mới dựa trên cơ sở của lý thuyết kinh tế tân cổ điển với ba đặc trưng cốt lõi được coi là thích hợp không chỉ cho các nước đang phát triển màcho cả các nước phát triển.
Hộp 6.5: Ba đặc trưng của lý thuyết kinh tế tân cổ điển
Thứ nhất, lý thuyết kinh tế tân cổ điển đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi cá nhân chứ không phải cơ cấu kinh tế hay cơ cấu xã hội là cái thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển.
Thứ hai, lý thuyết tân cổ điển đề cao những quan hệ trao đổi trên thị trường hay quan hệ thị trường, từ đó cho rằng thị trường hoạt động tốt thông qua việc phân phối có hiệu quả các nguồn lực.
Thứ ba, lý thuyết này đề cao tính linh hoạt của thị trường, phê phán các nhà cấu trúc luận quá coi trọng tính phổ biến của những cấu trúc chặt chẽ đến cứng nhắc trong các nền kinh tế “thế giới thứ ba”, phổ biến hoá cái riêng làm cho quá trình phát triển bị sai lệch, méo mó.
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 159-
Trên cơ sở của lý thuyết này, lý thuyết tự do mới cho rằng sai lệch giá cả sẽ dẫn đến phi hiệu quả. Giá cả thị trường là yếu tố quyết định sự phân phối nguồn lực, khi giá cả chệch khỏi mức thị trường tự do, tức là giá cả bị sai lệch, thì nền kinh tế sẽ không đạt hiệu quả. Đối với các nền kinh tế “thế giới thứ ba” nhỏ bé, giá cả thị trường tự do thích hợp là giá cả xác định trên thị trường thế giới. Giá cả có thể bị sai lệch do độc quyền tư nhân, nhưng trong phần lớn các trường hợp, sai lệch giá cả là do chính phủ trực tiếp hay gián tiếp gây ra khi theo đuổi một số mục tiêu kinh tế hoặc xã hội nào đó. Vì thế, trong nền kinh tế thị trường không cần thiết phải có một sự can thiệp như vậy, cần giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, thay vào đó cần thực hiện tự do hoá mậu dịch thông qua việc giảm bớt các chính sách và biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, làm như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả của nền kinh tế.
Chủ nghĩa tự do mới cũng khẳng định rằng các nước đều có thể hưởng lợi nhờ thực hiện chuyên môn hoá và đẩy mạnh xuất khẩu những loại hàng hoá mà họ có lợi thế so sánh, và để đổi lại, nên nhập khẩu các loại hàng hoá khác mà họ không có lợi thế so sánh. Chuyên môn hoá như vậy sẽ thành hiện thực nếu các nước chấp nhận mậu dịch tự do, hoặc giảm những hạn chế đối với mậu dịch tới mức tối thiểu. Thực hiện lý thuyết về lợi thế so sánh đi đôi với tự do hoá mậu dịch, các nước sẽ được lợi nhờ tự do nhập khẩu và xuất khẩu không hạn chế. Mỗi nước sẽ có thêm điều kiện để tập trung các nguồn lực vào việc sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh tương đối thay vì cố gắng sản xuất những loại hàng hoá mà họ không có đủ điều kiện để sản xuất và có thể nhập khẩu rất rẻ từ những nước sản xuất chúng với mức chi phí thấp hơn nhiều.
Một điểm khác của lý thuyết tự do mới là nó phê phán gay gắt sự can thiệp sâu của nhà nước. Lý thuyết này chỉ ra những hạn chế của nhà lập kế hoạch do thiếu thông tin, không sát thực tế, không có công cụ làm đòn bẩy cho việc thực thi kế hoạch. Hơn nữa, nhiều quan chức chính phủ còn lợi dụng những chỗ sai và sơ hở của kế hoạch để trục lợi. Thuyết tự do mới đề cao vai trò của lực lượng thị trường nhằm khắc phục những méo mó do sự phát triển thiên lệch một thời về vai trò của Nhà nước gây ra, khuyến khích việc áp dụng các chính sách kích thích sự phát triển của kinh tế thị trường
tự do và mở cửa.
Những quan điểm trên đây của lý thuyết tự do mới đã được thực hiện ở nhiều nước “thế giới thứ ba”. Các nước đang phát triển đã chuyển từ “công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu” thành “công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu”. Nhóm đầu tiên chuyển từ chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu là các nền kinh tế Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore vào đầu những năm 1960), sau đó là hàng loạt các nước đang phát triển khác như Chile,
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 160-
quốc gia phát triển theo định hướng này đã đạt tốc độ phát triển cao về kinh tế, có nước đạt hơn 10%/năm, mà Ngân hàng Thế giới gọi là “những nền kinh tế hiệu quả cao Châu Á” (High Performance Asian Economies HPAEs).
Thực chất của chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu là thực hiện công nghiệp hóa bằng việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Yêu cầu của chiến lược này là phải mở cửa nền kinh tế, cơ cấu kinh tế không chỉ căn cứ vào thị trường trong nước mà điều quan trọng hơn là phải lấy thị trường thế giới làm mục tiêu cho nền sản xuất trong nước. Đo lường mức độ mở cửa để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đạt kết quả đến đâu, các nhà kinh tế thường dùng chỉ tiêu so sánh kim ngạch xuất khẩu với GDP. Nếu chỉ tiêu này đạt hơn 50% thì quốc gia đó đang nghiêng về thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Nếu chỉ tiêu này thấp hơn 50% thì quốc gia được coi là chú trọng phát triển kinh tế hướng nội.
6.3.2.2. Nội dung công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu
Nội dung của chiến lược EOI là tập trung toàn bộ nguồn lực trong nước và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp mà các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh, cụ thể là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và/hoặc tài nguyên thiên nhiên như dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử, v.v., để xuất khẩu.
Như vậy, trái ngược với ISI, trọng tâm của chiến lược EOI là khu vực xuất khẩu. Nền tảng của EOI chính là những lập luận về lợi ích của thương mại tự do.
- Thứ nhất, như lý thuyết về lợi thế so sánh và chuyên môn hóa của Heckscher-Ohlin
đã chỉ ra, những nước kém phát triển có lực lượng lao động dồi dào sẽ có lợi thế cạnh
tranh trong sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều sức lao động. Như vậy, EOI giúp các nước đang phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Thứ hai, EOI giúp tăng năng suất của yếu tố sản xuất thông qua việc chuyển đổi từ sản xuất các sản phẩm thô, năng suất thấp sang sản xuất hàng hóa công nghiệp để xuất khẩu với năng suất cao hơn.
- Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp các nước này đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn
nhờ vào nền kinh tế quy mô.
- Thứ tư, việc xuất khẩu các hàng hóa công nghiệp luôn luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng, và điều nay có thể giúp đẩy nhanh quá trình tích lũy tư bản, bao gồm cả máy móc thiết bị và con người, quá trình tiếp nhận công nghệ, cải tiến kỹ thuật thông qua học hỏi phương thức sản xuất, thiết kế sản phẩm, tiếp thị sản phẩm…
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 161-
- Cuối cùng, một mục tiêu hết sức quan trọng của EOI là giúp các nền kinh tế non trẻ
học hỏi từ các đối tác thương mại để cải tiến cách thức tổ chức và thể chế hóa nền kinh tế.
6.3.2.3. Đặc trưng
Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu mang một số đặc trưng như sau:
- Thứ nhất, thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hoá nhằm phát huy lợi thế so sánh, tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế, lấy ngoại tệ từ xuất khẩu để nhập khẩu máy móc và kỹ thuật, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá.
- Thứ hai, khuyến khích thu hút các nguồn vốn nước ngoài (gồm vốn ODA, vốn FDI
và các nguồn vốn đầu tư gián tiếp khác) phục vụ xuất khẩu.
- Thứ ba, là thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất, các khu mậu dịch tự do.
Khi thực hiện công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, các nước chậm phát triển, với nhiều quy định, thể chế lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, không thể mở cửa toàn bộ nền kinh tế, không thể tăng đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư ở mọi nơi cùng một lúc. Họ phải thực hiện từng việc, từng bước.
6.3.2.4. Các biện pháp chính sách thúc đẩy chiến lược EOI
Để thực hiện chiến lược EOI, các nước đang phát triển đã áp dụng một loạt các biện pháp phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu:
Thứ nhất là chính sách thương mại. Để thúc đây xuất khẩu, các nước EOI đã áp dụng các chính sách tự do hóa thương mại, như cắt giảm thuế quan đáng kể đối với hàng nhập khẩu. Chile áp dụng mức thuế suất trung bình 11%, Mexico - 10%. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy tốc độ và mức độ tự do hóa này cần phải xuất phát từ đặc điểm và thực trạng của mỗi nền kinh tế. (Ví dụ, Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược vẫn áp dụng nhiều hàng rào bảo hộ).
Thứ hai là xây dựng hoặc sửa đổi bộ luật về đầu tư nước ngoài. Đây cũng được coi là một biện pháp chính sách tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động xuất - nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của biện pháp này là tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi để thu hút nguồn vốn nước ngoài vào các hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu. Môi trường thuận lợi bao gồm những điều kiện như bán và cho thuê đất làm văn phòng, nhà xưởng, ưu đãi thuế thu nhập trong giai đoạn đầu, khả năng hồi hương lợi nhuận, bảo hiểm rủi ro đầu tư, cấm quốc hữu hóa, thuế suất ưu đãi đối với
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 162-
nhập khẩu hàng hóa trung gian - nguyên liệu thô hoặc linh kiện - để phục vụ sản xuất xuất khẩu…
Thứ ba là biện pháp hành chính. Các trung tâm/ cơ quan xúc tiến thương mại được hình thành để giúp các nhà xuất khẩu nghiên cứu, tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên liệu, thị trường xuất khẩu sản phẩm và các hoạt động tiếp thị sản phẩm… Các khu chế xuất hay khu công nghiệp được chính phủ xuất khẩu, cung cấp cơ sở hạ tàng và những điều kiện, luật lệ ưu đãi (miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, v.v.) để thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào các ngành công nghiệp xuất khẩu.
Thứ tư là biện pháp tài chính. Hệ thống tài chính được tự do hóa từng bước để
thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư và tạo thuận lợi cho các giao dịch thanh toán quốc tế. Các cơ chế kiểm soát ngoại tệ được dỡ bỏ, chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt được áp dụng, song chính phủ thường có những can thiệp để giữ cho tỷ giá thấp ở mức có lợi cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, các chính phủ theo đuổi EOI đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ về tài chính (trợ cấp tài chính, giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế) và các nguyên tắc ưu đãi tín dung cho các ngành công nghiệp xuất khẩu và các hoạt động xuất khẩu. Thông thường, các
ngân hàng xuất nhập khẩu được thành lập để đảm bảo tài chính cho các hoạt động xuất nhập khẩu nằm trong mục tiêu của EOI. (Ví dụ, Hàn Quốc và Đài Loan là những trường hợp chính phủ có những can thiệp mạnh mẽ nhất vào hệ thống tài chính để đảm bảo cung cấp tín dụng cho các ngành và công ty xuất khẩu được ưu tiên)
6.3.2.5. Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm:
Thứ nhất, có được thị trường nước ngoài rộng lớn và có được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Nhiều nước đang phát triển đã phát huy được thuận lợi này và nhanh
chóng trở thành những nước công nghiệp hóa mới, chẳng hạn như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kong (còn gọi là những nền công nghiệp hóa mới - NIEs).
Có thể thấy rằng nhu cầu của thị trường trong nước là có hạn và sức mua hạn chế nhưng sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nhiều thị trường cho phép quốc gia mở rộng sản xuất, tăng quy mô hợp lý, tiết kiệm chi phí và như thế sản xuất mới hiệu quả.
Về vấn đề này, bằng chứng rất rõ ràng qua xem xét các tập đoàn ô tô nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ không chỉ tính đến quy mô doanh nghiệp lắp ráp và chế tạo ô to phục vụ tiêu dùng tại thị trường Việt Nam mà còn tính đến nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài .
Giáo trình Thương mại Quốc tế - 163-
Thứ hai, sản xuất các mặt hàng chế tạo phục vụ cho xuất khẩu sẽ kích thích nền
kinh tế hoạt động có hiệu quả. Đó là vì, sản phẩm chế tạo phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu phải có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và có nguồn gốc xuất xứ (nói chung là phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng). Để làm được điều đó, các nhà sản xuất cần phải đầu tư vốn, công nghệ, nguồn nhân lực để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với công nghệ hiện đại và được những người lao động có trình độ chuyên môn cao tạo ra, dẫn đến khả năng đem lại hiệu quả sẽ lớn hơn. Mặt khác, sản phẩm chế tạo thường có nhu cầu lớn hơn, do vậy doanh nghiệp không rơi vào tình trạng sản xuất thừa (cung vượt