TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1 Những vấn đề chung về WTO

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 80 - 83)

13 Trường phái lý thuyết khá phổ biến khi nghiên cứu mô hình Cộng đồng Kinh tế Châu Âu.

7.2.  TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1 Những vấn đề chung về WTO

7.2.1.  Những  vấn  đề  chung  về  WTO

7.2.1.1.  Giới  thiệu  về  WTO

Tổ  chức  Thương  mại  Thế  giới  (World Trade Organization – WTO) là  một  tổ  chức   thương  mại  lớn  nhất  toàn  cầu  quản  lý  luật  lệ  giữa  các  quốc  gia  trong  hoạt  động  thương   mại  quốc  tế.  Mục  đích  lớn  nhất  mà  WTO  theo  đuổi  là  loại  bỏ  hoặc  giảm  thiểu  các  rào  cản   thương  mại  tiến  tới  tự  do  hóa  thương  mại.

WTO  được  thành  lập  từngày  01/01/1995  và  có  trụ  sở  chính  tại  Geneva,  Thụy  Sỹ.

Tính  đến  ngày  30/12/2009,  WTO  có  153  nước  thành  viên, trong  đó  có  76  thành  viên  sáng   lập   và   77   thành   viên   tham   gia.   Ngân   quỹ   của   tổ   chức   này   là   189   triệu   francs   Thụy   Sỹ (khoảng  182  triệu  đôla)  năm  2009.  Hiện  này,  Tổng  giám  đốc  WTO  là  Pascal  Lamy  và  số   lượng  nhân  viên  làm  việc  cho  tổ  chức  này  là  625  người.  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 193-

Hình 7.1: Bản  đồ  các  nước  thành  viên  WTO  (tính  đến  ngày  31/12/2009)

Thành  viên  sáng  lập  WTO  (ngày  01/01/1995) Các thành viên tham gia WTO

Nguồn:  http://en.wikipedia.org/wiki/World_Trade_Organization  

Nguồn:  http://en.wikipedia.org/wiki/World_Trade_Organization

WTO  là  nơi  đề  ra  các  quy  định  điều  tiết  hoạt  động  thương  mại  của  các  quốc  gia  

trên quy mô  toàn  thế  giới  hoặc  gần  như  toàn  thế  giới. Do  vậy,  các  chức  năng  chính  của  

WTO là:

Quản   lý   các   hiệp   định   thương   mại   của   WTO. Nòng   cốt   của   WTO   là   các  hiệp   định  WTO.  Các  hiệp  định  này  là  cơ  sở  pháp  lý  cho  các  hoạt  động  thương  mại  quốc  tế  và   do  chính  phủ  các  nước  trên  thế  giới  đàm  phán  và  ký  kết.  Cácnước  thành  viên  của  WTO   phải  nghiêm  chỉnh  chấp  hành  các  hiệp  định  thương  mại  của  tổ  chức  này  và  chính  phủ   các  nước  thành  viên  cần  xóa bỏ  những  rào  cản,  thông  báo  những  quy định  thương  mại   hiện  hành  trên  thế  giới  cho  các  cá  nhân,  doanh  nghiệp  và  cơ  quan  nhà  nước,  đồng  thời   đảm  bảo  không  có  thay  đổi  đột  ngột  nào  trong  các  chính  sách  đang  được  áp  dụng.  

Diễn   đàn   đàm   phán   thương   mại. Ngay   từ   khi   xin   gia   nhập   WTO, các   nước   đã   phải  đàm  phán  gia  nhập  với  các  thành  viên  của  WTO.  Khi  đã  trở  thànhthành  viên  của  

WTO, các   nước   cũng   phải   thương   lượng   giải   quyết   những   tranh   chấp   phát   sinh   trong   quan  hệ  thương  mại  giữa  họ.  Do  vậy,  có  thể  nói,  WTO  ra  đời  từ  các  cuộc  đàm  phán  và   tất  cả  những  gì  tổ  chức  này  làm  được  đều  thông  qua  con  đường  đàm  phán.  Hiện  nay,  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 194-

WTO  đang  tổ  chức  rất  nhiều  cuộc  đàm  phán  mới  trong  khuôn  khổ  “Chương  trình  phát   triển  Doha”  được  khởi  xướng  từ  năm  2001.

Xử   lý   các   tranh   chấp   thương   mại.  Trong   quan   hệ   thương   mại,   các   nước   thành   viên  WTO  khó  tránh  khỏi  các  tranh  chấp  do  lợi  ích  mâu  thuẫn  nhau.  Vì  vậy, WTO  cần   đưa   ra   một   thủ   tục   trung   gian   dựa   trên   cơ   sở   pháp   lý   đã   thỏa   thuận   (các   hiệp   định   thương  mại  WTO)  để  giải  quyết  tranh  chấp  giữa  các  nước  thành  viên.  WTO  ưu  tiên  giải   quyết  tranh  chấp  chứ  không  đưa  ra  phán  quyết  và  các  nguyên  tắc  giải  quyết  tranh  chấp

là  công  bằng,  nhanh  chóng,  hiệu  quả  và  giải  pháp  đưa  ra  được  các  bên  chấp  nhận.

Rà   soát   các   chính   sách   thương   mại   quốc   gia.  Rà   soát   chính   sách   thương   mại   nhằm  đảm  bảo  các  thành  viên  tuân  thủ  đầy  đủ  các  quy  định,  luật  lệ  và  các  cam  kết  của   các  hiệp  định  thương  mại  đa  phương,  tạo  được  sự  minh  bạch  hơn  nữa  trong  các  chính   sách   và   hành   vi   thương   mại   của   các   nước   thành   viên.   Tất   cả   các   thành   viên   WTO   đều   chịu  sự  rà  soát  chính  sách  thương  mại  và  mỗi  cuộc  rà  soát  đều  được  thực  hiện  trên  cơ  sở   các  báo  cáo  của  nước  thành  viên  và  Ban  Thư  ký WTO.

Hỗ  trợ  kỹ  thuật  và  đào  tạo  cho  các  nước  đang  phát  triển.  Hàng  năm  WTO  thực   hiện   khoảng   100   công   việc   liên   quan   hợp   tác   kỹ   thuật   cho   các   nước   đang   phát   triển.   Trung   bình   mỗi   năm   WTO   tổ   chức   khoảng  ba khóa   học   ở   Geneva   cho   các   công   chức   chính  phủ  của  các  nước  đang  phát  triển  và  các  nước  có  nền  kinh  tế  chuyển  đổi.  Ngoài  ra   WTO  cũng  tổ  chức  thực  hiện  nhiều  hội  thảo  ở  cấp  khu  vực  ở  các  khu  vực  trên  thế  giới   trong  đó  tập  trung  vào  các  nước  châu  Phi.  Bên  cạnh  việc  đào  tạo  nhân  lực  cho  các  nước   đang   phát   triển, WTO   còn   thiết   lập   khoảng   100   trung   tâm   hỗ   trợ   thương   mại   ở   Bộ  

Thương  mại  của  các  nước  này,  cung  cấp  máy  tính,  cơ  sở  dữ  liệu  và  các  phương  tiện  duy   trì  khả  năng  kết  nối  giữa  WTO  và  các  công  chức  của  bộ  (qua  mạng  Internet).

Hợptác  với  các  tổ  chức  quốc  tế  khác. Dưới  ngọn  cờ  “gắn  kết”  (coherence),  một   thuật   ngữ  được   khởi   xướng  từ   “Quyết   nghị   nhằm   đạt   được   sự   gắn   kết   hơn   trong  việc   thực  hiện  chính  sách  kinh  tế  trên  toàn  cầu” tháng 4/1994  tại  Marrakesh,  WTO  có  mối  liên   hệ  hợp  tác  chặt  chẽ  vỡi  nhiều  tổ  chức  quốc  tế  khác  đặc  biệt  là  vớiIMF  và  WB.  Hiện  nay,   có  khoảng  140  tổ  chức  quốc  tế  có  quan  sát  viên  ở  các  cơ  quan  của  WTO  và  WTO  cũng   tham  gia  với  tư  cách  là  quan  sát  viên  với  nhiều  tổ  chức  quốc  tế.  Ban  Thư  ký  WTO  có  mối   quan   hệ   làm   việc   với   hầu   hết   200   tổ   chức   quốc   tế   trong   các   hoạt   động   như   thống   kê,   nghiên  cứu,  thiết  lập  quy  chuẩn,  hỗ  trợ  và  đào  tạo  kỹ  thuật.  

7.2.1.2.  Lịch  sử  hình  thành  và  phát  triển  WTO

Tư  tưởng  về  tự  do  hóa  thương  mại  mà  WTO  theo  đuổi  đã  được  khởi  nguồntừ  rất  

Giáo trình Thương  mại  Quốc  tế - 195-

mại,  hơn  50  nước  trên  thế  giới  đã  nhóm  họp  tại  Bretton  Woods  (Mỹ)  để  thiết  lập  hai  định   chế  tài   chính  quốc  tế   lớn   là  WB và IMF, đồng  thời   dự   kiến  thành   lập   Tổ  chức  Thương   mại  Quốc  tế  (ITO).  Đến  tháng  3/1948,  Hiến  chương  ITO  đã  được  nhất  trí  tại  Hội  nghị  của   Liên   Hợp  Quốc   về   thương   mại   và   việc   làm   tại   Habana   (Cuba). Tuy nhiên, do không

được   tất   cả   quốc   hội   của   các   nước   phê   chuẩn   nên   ITO   với   tư   cách   là   một   tổ   chức   đã  

không thể  hình  thành.  Nhưng  tinh  thần  cơ  bản  của  Hiến  chương  ITO  vẫn  tồn  tại  thông   qua  sự  hình  thành  GATT  –một  hiệp  định  được  dự  kiến  là  Hiệp  định  phụ  trợ  cho  Hiến   chương   ITO.   Ngày   23/10/1947,   23   nước   (12   nước   công   nghiệp   và   11   nước   đang   phát   triển)   đã   ký   “Nghị   định   thư   về   việc   áp   dụng   tạm   thời”   (PPA),   có   hiệu   lực   từ  ngày

1/1/1948,   Hiệp   định   GATT.   Thông   qua   nghị   định   thư   này,   Hiệp   định   GATT   đã   được   chấp   nhận   và   thực   thi.   Mặc   dù   chỉ   là   tạm   thời,   nhưng   GATT   trở   thành   công   cụ   đa   phương  duy  nhất  điều  chỉnh  thương  mại  quốc  tế  và  đóng  vai  trò  là  khung  pháp  lý  chủ   yếu   của   hệ   thống   thương   mại   đa   phương   trong   gần   50   năm   từ   năm   1948   cho   đến   tận   năm  1995,  khi  WTO  ra  đời.

Trong  48  năm  tồn  tại,  GATT  đã  tổ  chức  được  tám vòng  đàm  phán:

Năm Địa   điểm/Tên Chủ  đề   đàm  phán Số   nước Kếtquả

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)