Chương trình phát triển Doha

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 100 - 104)

- Ủy ban mua sắm của chính phủ

30 ngày sau khi “thời hạn hợp lý kết thúc”

7.2.4.  Chương trình phát triển Doha

7.2.4.1.  Những  vấn  đề  trước  Doha

Sau  khi  ra  đời  và  kế  thừa  GATT  từ ngày 01/01/1995  đến  nay,  những  kết  quả  về  tự   do  hóa  thương  mại  mà  WTO  thực  hiện  từ  Vòng  đàm  phán  Uruguay  (1995)  và  Hội  nghị  

Seattle (ngày 30/11   đến  ngày 03/12/1999)   chưa   đem   lại   công   bằng   cho   các   nước   thành  

viên WTO.

Sự  không  công  bằng  trong  việc  thực  hiện  các  cam  kết  thương  mại  tại  Seattle  được   thể  hiện  ở  những  điểm  chính  sau  đây:

Thứ  nhất,  theo  quy  định,  các  nước  buộc  phải  cắt  giảm  thuế  quan,  nhưng  trên  thực   tế  các  nước  giàu  vẫn  duy  trì  thuế  suất  rất  cao  đối  với  hàng  nhập  khẩu.  

Thứ  hai,  những  quy  tắc,  luật  lệ  của  WTO  về  sở  hữu  trí  tuệ,  đầu  tư,  dịch  vụ...  đều   nhằm   bảo   đảm   quyền   lợi   của   các   nước   giàu,   trong   khi   các   nước   đang   phát   triển   phải   gánh  chịu  nhiều  tổn  thất.  

Giáo  trình  Thương  mại  quốc  tế       - 213 -

Thứ   ba,   các   nước   đang   phát   triển   phải   đối   mặt   rất   nhiều   khó   khăn   trong   việc   khiếu  kiện  tại  WTO  vềbán  phá  giá,  về  bảo  vệ  môi  trường  và  về  giải  quyết  tranh  chấp,   gây   nhiều   tốn   kém   cho   các   nước   đang   phát   triển   do   những   biện   pháp   mang   tính   chất   trừng  phạt  và  phân  biệt  đối  xử  của  các  nước  phát  triển.

Chính   vì   vậy,   tại   Hội   nghị  Bộ   trưởng   lần   thứ   4   tổ   chức   tại  Doha (Qatar) tháng

11/2001,  các  chính  phủ  thành  viên  WTO  đã  nhất  trí  tiến  hành  các  cuộc  đàm  phán  mới  và   thống  nhất  thảo  luận  nhiều  vấn  đề  khác,  đặc  biệt  là  việc  thực  thi  các  hiệp  định  hiện  nay   (Chương  trình  phát  triển  Doha - DDA).

7.2.4.2.  Nội  dung  chương  trình  phát  triển  Doha

Tuyên   bố  Doha   nêu   ra   19   chủ   đề,   hay   21,  tùy theo   quan   niệm   cho   rằng   vấn   đề   “quy  tắc”  cấu  thành  1  hay  3  chủ  đề.  Phần  lớn  các  nội  dung  này  đòi  hỏi  phải  tiến  hành   đàm  phán;  số  còn  lại  đòi  hỏi  các  biện  pháp  “thực  thi”,  phân  tích  và  theo  dõi  đánh  giá.  

- Những  vấn  đề  và  lo  ngại  liên  quan  đến  việc  thực  thi  (đoạn  12):

o Thuật   ngữ   “thực   thi”:   chỉ   những   vấn   đề   mà   các   nước   đang   phát   triển  gặp  phải  trong  quá  trình  thực  thi  các  hiệp  định  hiện  nay  của  WTO  (các   hiệp  định  đã  được  ký  kết  trong  khuôn  khổ  vòng  đàm  phán  Uruguay).

o Đã  có  khoảng  100  vấn  đề  được  nêu  ra  một  kết  quả  kép: có  hơn  40   vấn  đề,  được  xếp  vào  12  nhóm  chủ  đề,  đã  được  giải  quyết  tại  Hội  nghị  Doha

hoặc  trước  đó,  và  sẽ  được  thực  thi  ngay  lập  tức;phần  lớn  các  vấn  đề  còn  lại   ngay  lập  tức  đều  trở  thành  các  chủ  đề  đàm  phán; kết  quả  này  được  trình  bày   riêng  trong  một  quyết  định  cấp  Bộ  trưởng  về  vấn  đề  thực  thi,  có  liên  quan  đến   đoạn  12  của  Tuyên  bố  Doha.

- Quyết  định  về  vấn  đề  thực  thi  đề  cập  đến  những  điểm  sau:

o GATT

o Nông  nghiệp

o Các  biện  pháp  kiểm  dịch  dộng  thực  vật  (SPS)  

o Dệt may

o Các  rào  cản  kỹ  thuật  đối  với  thương  mại

o Các  biện  pháp  đầu  tưliên  quan  đến  thương  mại  (TRIMs)

o Chống  bán  phá  giá  (Điều  6  của  GATT)

o Định  giá  hải  quan  (Điều  7  của  GATT)

o Quy  tắc  xuất  xứ

o Trợ  cấp  và  các  biện  pháp  đối  kháng

o Các khía   cạnh   về   quyền   sở   hữu   trí   tuệ   liên   quan   tới   thương   mại  

(TRIPS)

o Các  vấn  đề  đa  ngành,  tổng  hợp

Giáo  trình  Thương  mại  quốc  tế       - 214 -

o Các  điều  khoản  cuối  cùng

- Nông  nghiệp   - Dịch  vụ  

- Vấn  đề  tiếp  cận  thị  trường  của  các  sản  phẩm  phi  nông  nghiệp - Quyền  sở  hữu  trí  tuệliên  quan  tới  thương  mại  (TRIPS)   - Liên  hệ  giữa  thương  mại  và  đầu  tư

- Mối  quan  hệ  qua  lại  giữa  thương  mại  và  chính  sách  cạnh  tranh  

- Minh  bạch  trong  mua  sắm  chính  phủ

- Tạo  điều  kiện  thuận  lợi  cho  trao  đổi  thương  mại   - Quy tắc  của  WTO:  chống  phá  giá  và  trợ  cấp  

- Quy tắc  của  WTO:  các  hiệp  định  thương  mại  khu  vực

- Bản  ghi  nhớ  về  giải  quyết  tranh  chấp - Thương  mại  điện  tử

- Các  nền  kinh  tế  nhỏ

- Thương  mại,  nợ  và  tài  chính

- Thương  mại  và  chuyển  giao  công  nghệ   - Hợp  tác  kỹ  thuật  và  tăng  cường  năng  lực - Các  nước  kém  phát  triển  nhất

- Đối  xử  đặc  biệt  và  ưu  đãi

7.2.4.3.  Kết  quả  và  các  vấn  đề  nổi  cộm

Hội  nghị  Doha  diễn  ra  trong  bối  cảnh  có  nhiều  bất  đồng  quan  điểm  giữa  các  nước   đang  phát  triển  và  các  nước  công  nghiệp  phát  triển.  

Theo  quan  điểm  của  các  nước  đang  phát  triển,  sau  tám  năm  kể  từ  khi  WTO  ra  đời   và  sau   Hội  nghị   Seattle,   nhìn  chung  các   nước  đang  phát  triển   nhận  thấy  họ   không  đạt   được  những  lợi  ích  gì  đáng  kể  so  với  những  nhượng  bộ  to  lớn  mà  họ  phải  chấp  thuận  tại   Vòng   đàm   phán   Uruguay.   Những   cam   kết   thực   hiện   tự   do   hóa   thương   mại   theo   quy   định  của  WTO  đã  thật  sự  vượt  quá  khả  năng  của  các  nước  đang  phát  triển,  trong  khi  các   nước  công  nghiệp  phát  triển  không  giúp  đỡ  được  bao  nhiêu  và  cũng  rất  hạn  chế  trong   việc  mở  cửa  thị  trường  của  họ.  Những  mâu  thuẫn  và  sự  bất  bình  đẳng  về  lợi  ích  giữa  các   nhóm  nước  ngày  càng  tăng.  

Còn  theo  quan  điểm  của  các  nước  phát  triển,  họ  thừa  nhận  sự  trì  trệ  của  WTO  và   sự  suy  thoái  của  nền  kinh  tế  thế  giới  sau  sự  kiện  ngày 11/9/2001  ở  Mỹ,  nhưng  họ  lại  cho   rằng  về  nguyên  nhân,  phần  lớn  là  do  lỗi  của  các nước  đang  phát  triển  không  thực  hiện   đúng  các  cam  kết  của  mình.

Tại  Hội  nghị  Doha,  các  nước  đang  phát  triển  đã  lên  tiếng  và  đưa  ra  một  loạt  các   khuyến  nghị,  trong  đó  nổi  bật  là  việc  yêu  cầu  Hội  nghị  Doha  thừa  nhận  sự  mất  cân  đối  

Giáo  trình  Thương  mại  quốc  tế       - 215 -

về  nghĩa  vụ  giữa  các  nước  phát  triển  và  đang  phát  triển  trong  các  hiệp  định  hiện  hữu,   đồng  thời  phải  quan  tâm  hơn  nữa  đến  vấn  đề  phát  triển  ở  các  nước  đang  phát  triển.  

Trên   cơ   sở   của   những   yêu   cầu   đó,   các   nước   đang   phát   triển   đề   nghị   Hội   nghị   Doha  xem  xét  và  thực  hiện  những  cam  kết  sau  đây:

1. Thay  vì  các  nguyên  tắc  áp  đặt,  cần  phải  có  sự  đối  xử  đặc  biệt  đối  với  các   nước  đang  phát  triển;  

2. Cần   rà   soát   lại   số   lớn   các   cam   kết   trong   các   hiệp   định   của   WTO   theo   hướng  ưu  tiên  cho  các  nước  đang  phát  triển;  

3. Thực   hiện   các   biện   pháp   ưu đãi   trong   những   lĩnh   vực   liên   quan   tăng   trưởng  thương  mại  của  các  nước  đang  phát  triển  như  nợ  nước  ngoài,  chuyển  giao   công  nghệ,  viện  trợ,  lao  động,  tỷ  giá  hối  đoái...;

4. Đòi  hỏi  các  nước  phát  triển  phải  tôn  trọng  những  cam  kết  với  các  nước   đang  phát  triển  về  các  vấn  đề  như  thuế  quan,  trợ  cấp  xuất  khẩu,  chống  bán  phá   giá,  rào  cản  kỹ  thuật;  

5. Đòi   quyền   bác   bỏ   việc   xem   xét   lại   những   vấn   đề   mới   như   cạnh   tranh,   đầu  tư,  mua  sắm  của  chính  phủ,  các  công  cụ  thương  mại,  lao  động  và  môi  trường,   bởi  các  nước  này  đang  còn  phải  chịu  những  gánh  nặng  trong  khi  thực  hiện  những   cam  kết  hiện  hữu;  

6. Buộc   các   nước   phát   triển   phải   thương   lượng   giảm   thuế   đánh   vào   các   mặt  hàng  công  nghiệp  và  giảm  nhẹ  những  hạn  chế  phi  thuế  quan;

7. Đòi  phải  có  sự  dân  chủ  trong  việc  giải  quyết  các  vấn  đề  chung  của  WTO. Kết  quả  của  Hội  nghị  Doha  là  đã  tạo  ra  các  cuộc  thương  lượng  mới  trên  một  loạt   các   chủ   đề,   là   một   bước   tiến   trong   quá   trình   đẩy   mạnh   tự   do   hóa   hơn   nữa.   Tuyên   bố   Doha  khẳng  định  tiếp  tục  những  cuộc  đàm  phán  về  một  số  các  hiệp  định  hiện  hữu  như   nông  nghiệp,  dệt-may,  thương  mại  dịch  vụ,  chống  bán  phá  giá...  nhưng  tựu  trung,  diễn   đàn  này  vẫn  bị  coi  là  một  hội  nghị  thất  bại  của  các  nước  đang  phát  triển.Một  loạt  các  vấn   đề  mà  các  nước  đang  phát  triển  đưa  ra  đàm  phán  đã  bị  các  nước  công  nghiệp  phát  triển   bác  bỏ  hoặc  giải  quyết  rất  mơ  hồ.  Nhiều  nước  đang  phát  triển  cho  rằng  Hội  nghị  Doha   vẫn  còn  tư  tưởng  “cá  lớn  nuốt  cá  bé”.  

Giáo  trình  Thương  mại  quốc  tế       - 216 -

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)