6. Kết cấu của luận án
1.2.2. Định hướng nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
1.2.2.1. Định hướng nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu của luận án đã được xác định là xác lập quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng. Do vậy, định hướng nghiên cứu của luận án tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Về lý luận: Nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết trong đó tập trung luận giải làm rõ 05 nội dung quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB đó là: Phân cấp quản lý, lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, kiểm tra và kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB và đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB theo 5 nội dung quản lý cụ thể đã nêu.
- Về phân tích đánh giá tình hình thực tiễn: Nghiên cứu phân tích, đánh giá chi tiết, đầy đủ, khách quan thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân giai đoạn 2015-2020 theo năm nội dung trên. Từ đó chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế
trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng. - Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị có căn cứ khoa học mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng Việt Nam.
1.2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Thực hiện các định hướng nghiên cứu đã nêu cần trả lời được những câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau:
- Những nét đặc thù trong đầu tư XDCB, chi NSNN cho đầu tư XDCB và quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trong quân đội là gì?
- Nội dung, nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội là gì?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội?
- Tiêu chí nào đánh giá kết quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội?
- Những kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng ở bản cần được nghiên cứu áp dụng ở Quân chủng Phòng không - Không quân?
- Thực tiễn quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân giai đoạn 2015-2020 có những hạn chế gì, nguyên nhân?
- Cần có những giải pháp, kiến nghị gì để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân?
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 luận án, tác giả đã nghiên cứu khảo sát đề cập đến 16 công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố ở trong nước có liên quan đến đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân”. Trong đó trong đó tác giả đã tiép cận kết của nghiên cứu của các công trình khoa học trên theo chu trình ngân sách gồm 05 nội dung: (i) phân cấp quản lý; (ii) lập dự toán; (iii) tổ chức thực hiện dự toán; (iv) quyết toán; (v) kiểm tra, kiểm soát chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản. Từ đó, NCS đã đánh giá chung về nội dung, kết quả các công trình nghiên cứu liên quan, chỉ ra được những vấn đề đã được nghiên cứu về lý thuyết, thực tiễn cần được kế thừa vận dụng trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân” của tác giả. Trong chương này đã luận giải nêu rõ luận án mà nghiên cứu sinh dự kiến thực hiện không có tính trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây cả về phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu. Đồng thời chương 1 của luận án đã chỉ rõ những định hướng nghiên cứu lớn về lý thuyết, thực tiễn và đề xuất kiến nghị thuộc nội dung đề tài luận án mà nghiên cứu sinh sẽ phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu giải quyết cùng với 7 câu hỏi nghiên cứu cụ thể đã được đặt ra cần được giải đáp thỏa đáng trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Đồng thời, tác giả cũng trình bày khung phân tích của luận án trong đó trình bày kết cấu của Luận án gồm chương, phương pháp nghiên cứu, nội dung chính và kết quả cần đạt được của từng chương.
Chương 2
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC