Bài học cho Quân chủng Phòng không-Không quân

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng phòng không không quân (Trang 80 - 85)

6. Kết cấu của luận án

2.4.2. Bài học cho Quân chủng Phòng không-Không quân

Thứ nhất, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền kết hợp với kiểm tra, giám sát, phân định trách nhiệm:

Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền theo hướng tăng cường ủy quyền quyết định đầu tư, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật, tổng dự toán cho các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, từ đó phân định rõ thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với thẩm quyền của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ đầu tư, các chủ thể tham gia quy trình quản lý, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, quy chế của đơn vị, góp phần xây dựng tổ chức bộ máy quản lý xây dựng cơ bản tinh, gọn, chuyên trách, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ hai, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của quân đội:

công tác quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng nói riêng. Thực tế cho thấy rằng việc thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong xây dựng cơ bản có thể xuất phát ngay từ khâu lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng. Do yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, sức cơ động và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, Bộ Quốc phòng đang khẩn trương thực hiện Nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng quân đội giai đoạn 2021-2030. Vì vậy đòi hỏi phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với cơ cấu tổ chức, tình hình thực tế của ngành. Cần tập trung nguồn lực vào những dự án trọng điểm, đầu tư có chiều sâu, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ phù hợp với chiến lược phát triển Quân đội.

Thứ ba, tăng cường quản lý về chất lượng đầu tư xây dựng cơ bản, coi trọng thẩm định, phê duyệt dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản: Để nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản, Quân chủng Phòng không - Không quân cần quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về thẩm tra, phê duyệt thiết kế và kiểm tra công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trên cơ sở khách quan, trung thực, làm việc công tâm, minh bạch, không can thiệp trái quy định vào quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Qua kiểm tra phải đánh giá được tình hình chất lượng công trình xây dựng cơ bản của các chủ đầu tư thông qua việc rà soát năng lực của đơn vị tư vấn, mức độ an toàn của các công trình đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó cần phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản (chủ đầu tư, các cơ quan cấp trên chủ đầu tư, cấp có thẩm quyền..), đặc biệt là trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát, chỉ huy công trình từ giai đoạn khởi công đến bàn giao đưa vào sử dụng.

Thứ tư, tăng cường quản lý đối với chất lượng, thanh quyết toán: Tuân thủ nghiêm Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, qua đó kiểm tra, rà soát các nhà thầu có năng lực hạn chế, không phù hợp với quy mô, tính chất của dự án, xử lý nghiêm kỷ luật hành chính và trách nhiệm hình sự (nếu có) đối với các hành

vi thông thầu, gian lận, sân sau trong đấu thầu, từ đó lựa chọn nhà thầu có uy tín, năng lực để tham gia dự án đầu tư xây dựng. Các chủ đầu tư phải coi trọng và tuân thủ quy trình nghiệm thu, thanh toán, đặc biệt là nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, tránh hiện tượng nhắm mắt cho qua, bắt tay với nhà thầu và đơn vị tư vấn dẫn đến sai phạm. Chỉ đề nghị thanh toán đúng khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành, được nghiệm thu đúng quy định, xử lý nghiêm việc hình thức trong nghiệm thu, thanh quyết toán.

Thứ năm, thực hiện thanh toán phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Đây là đặc điểm đặc thù của quân đội để đảm bảo việc phân bổ vừa đúng quy định của Nhà nước, vừa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đảm bảo các yêu cầu bảo mật đối với một số dự án. Chính vì vậy nên cần duy trì phương thức kiểm soát, thanh toán qua KBNN đối với dự án thông thường và qua hệ thống tài chính quân đội đối với dự án có yêu cầu bảo mật. Tuy nhiên, Quân chủng Phòng không-Không quân cần quán triệt quy định của Nhà nước về quản lý, thanh toán vốn đầu tư công qua đó làm rõ, quy định cụ thể những dự án nào có tính chất bảo mật để thực hiện kiểm soát, thanh toán trong quân chủng và giao dự toán ra KBNN để kiểm soát, thanh toán những dự án còn lại.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản: Bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan cấp trên chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, cần thiết phải nâng cao năng lực và trách nhiệm của các chủ đầu tư trong quá trình tự kiểm tra, kiểm soát, tránh hiện tượng đẩy việc kiểm tra, kiểm soát cho cơ quan cấp trên. Để làm được vấn đề này, cần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các chủ đầu tư, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, xử lý nghiêm sai phạm, tăng trách nhiệm vai trò của các chủ đầu tư trước pháp luật, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát, cơ quan cấp trên thực hiện giáp sát, giúp đỡ các chủ đầu tư kiểm tra, kiểm soát và chỉ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả trình bày cơ sở lý về đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội và quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội. Tác giả cũng tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội trên góc độ khách quan và chủ quan, xác định các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chi ngân sách nhà nước theo năm nội dung: (1) Phân cấp quản lý chi ngân sách: Tỷ lệ phân cấp chủ đầu tư, tỷ lệ phân cấp quyết định đầu tư; (2) Tiêu chí đánh giá kết quả công tác lập dự toán chi ngân sách: Hệ số phân bổ, hệ số điều chỉnh; (3) Tiêu chí đánh giá kết quả tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách: Đo lường kết quả lựa chọn nhà thầu, Hệ số giải ngân, tỷ lệ thanh toán ngân sách, Hệ số TSCĐ đưa vào sử dụng, hệ số nợ đọng…; (4) Tiêu chí đo lường kết quả quyết toán chi ngân sách: Tỷ lệ dự án được phê duyệt quyết toán, hệ số chi phí hoàn thành… ; (5) Tiêu chí đo lường kết quả kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nươc cho đầu tư xây dựng cơ bản: Tỷ lệ số dự án được kiểm tra, kiểm soát, Tỷ lệ dự án kiến nghị xử lý tài chính, Tỷ lệ giá trị được kiến nghị xử lý tài chính. Đồng thời, tác giả đã khát quát kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Hải Quân/BQP và ngành Công an, từ đó rút ra sáu bài học kinh nghiệm cho Quân chủng Phòng không - Không quân: Thứ nhất, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền kết hợp với kiểm tra, giám sát, phân định trách nhiệm; Thứ hai, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của quân đội; Thứ ba, tăng cường quản lý về chất lượng đầu tư xây dựng cơ bản, coi trọng thẩm định, phê duyệt dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; Thứ tư, tăng cường quản lý đối với chất lượng, thanh quyết toán; Thứ năm, thực hiện thanh toán phù hợp với từng loại dự án đầu tư XDCB; Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Những nội dung tác giả trình bày ở chương 2 là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân

chủng Phòng không - Không quân mà tác giả trình bày ở chương 3.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng phòng không không quân (Trang 80 - 85)