Nhóm giải pháp về phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng phòng không không quân (Trang 153 - 154)

6. Kết cấu của luận án

4.3.2. Nhóm giải pháp về phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cho

đầu tư xây dựng cơ bản

Để giải quyết hạn chế về phân cấp quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, dàn trải trong giao quyền chủ đầu tư, cần triển khai thực hiện các nội dung sau:

(1) Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng tài sản, kết hợp chặt chẽ giữa việc giao quyền với kiểm tra, giám sát:

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kết hợp chặt chẽ giữa việc giao quyền và kiểm tra giám sát, trong hoạt động quy hoạch phải gắn liền công tác quy hoạch với công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và tổ chức biên chế, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tiêu chuẩn định mức doanh trại, hoạt động đầu tư phải phù hợp với chủ trương của quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng về việc xây dựng quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức cơ động cao; Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện giữa thẩm quyền quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế thi công, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và phê duyệt quyết toán. Tăng cường giao quyền chủ đầu tư cho các đơn vị trực thuộc Quân chủng theo năng lực của chủ đầu tư, tính chất, quy mô của dự án kết hợp đồng bộ với hoàn thiện quy chế kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư và xử lý trách nhiệm; các cơ quan chức năng Quân chủng không tham gia chủ đầu tư mà làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của chủ đầu tư để đảm bảo tính độc lập và hiệp đồng trong tổ chức thực hiện.

(2) Đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư: Hiện nay, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư theo thẩm quyền quy định của Luật đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho các đơn vị trực thuộc Bộ quyết định dự án đầu tư có tổng mức đầu tư đến 30 tỷ đồng (Thông tư 128/2021/TT-BQP). Quy định này giúp Bộ Quốc phòng kiểm soát được các dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, tuy nhiên việc phân loại dễ xảy ra tình trạng chia nhỏ dự án đầu tư để áp dụng quy định về phân cấp ủy quyền quyết định đầu tư. Để triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, Bộ Quốc

phòng cần phân cấp cho các đơn vị trực thuộc được quyết định đầu tư các dự án nhóm C và một số dự án khác theo quy định của Luật đầu tư công đi đôi với tăng cường kiểm tra giám sát, hoàn thiện chế tài xử lý trách nhiệm. Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Việc này cũng giảm bớt thời gian giải quyết thủ tục đầu tư và áp lực xử lý công việc cho đơn vị cấp trên, để đơn vị cấp trên thực hiện đúng chức năng kiểm tra, kiểm soát của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng phòng không không quân (Trang 153 - 154)