Đối với Bộ Quốc phòng

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng phòng không không quân (Trang 177 - 190)

6. Kết cấu của luận án

4.4.3. Đối với Bộ Quốc phòng

Một là, tổ chức kiểm tra, rà soát, xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước về đầu tư xây dựng và quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung còn chồng chéo, hoặc không còn phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước: Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng cơ bản đã đồng bộ, cụ thể năm 2020, 2021 Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản mới hướng dẫn thi hành luật đầu tư công, luật xây dựng…Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng chưa có hướng dẫn cụ thể triển khai thực hiện. Cụ thể, tại khoản 3, Điều 4, Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán và quyết toán dự án đầu tư công quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ

vào nhiệm vụ phân cấp quản lý, ủy quyền cho một cơ quan làm nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công cho dự án đầu tư công bí mật nhà nước do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tối mật, tuyệt mật trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Tuy nhiên hiện nay Bộ Quốc phòng chưa sửa đổi thông tư 268/2017/TT-BQP về quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong Bộ Quốc phòng. Việc kiểm soát, thanh toán vẫn giao cho cơ quan Tài chính đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2 mà chưa giao cho kho bạc nhà nước.

Hai là, đẩy mạnh phân cấp quyết định đầu tư cho các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo hướng ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được quyết định đầu tư dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công và được phép ủy quyền cho đơn vị cấp dưới quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật, quyết toán một số dự án có quy mô nhỏ lẻ, tính chất đơn giản: Hiện nay, theo quy định của luật đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm B, nhóm C, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư đến 30 tỷ đồng trong khi đó Luật đầu tư công quy định các dự án C lĩnh vực quốc phòng an ninh là các dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng. Chính vì vậy, việc phân cấp quyết định đầu tư như quy định hiện hành dễ nảy sinh tình trạng chi nhỏ dự án để quyết định đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, tác giả để xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho đầu mối trực thuộc Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Phần đầu chương 4, tác giả đã giới thiệu khái quát bối cảnh và chiến lực xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân đến năm 2030, mục tiêu đầu tư xây dựng cơ bản, nhu cầu chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó nêu rõ quan điểm thượng tôn pháp luật, nguyên tắc lãnh đạo tập trung, công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện; cá nhân được phân công phụ trách phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về mọi mặt trong phạm vi được phân công phụ trách. Đồng thời, tác giả cũng nêu sáu nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm: (i) Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tham gia; (ii) Nhóm giải pháp phân cấp quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản; (iii) Nhóm giải pháp về lập dự toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản; (iv) Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản; (v) Nhóm giải pháp về quyết toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản; (vi) Nhóm giải pháp về kiểm tra và kiểm soát lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Đồng thời, tác giả cũng kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng bốn nội dung nhằm hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm kết hợp với kiểm tra, kiểm soát.

Trong các giải pháp trên, tác giả cho rằng, tổ chức bộ máy, sự liêm chính, đạo đức công vụ và trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản là quan trọng nhất, bởi lẽ, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đã hoàn thiện, chặt chẽ, đảm bảo dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ giám sát, công khai minh bạch. Vì vậy cần thiết phải hoàn thiện tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền kết hợp với việc kiểm tra, kiểm soát, xây dựng quy chế làm việc theo hướng rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, không chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, vừa đảm bảo tính độc lập, vừa làm tốt công tác phối hợp hiệp đồng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của Luận án là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân. Luận án đã giải quyết được các nội dung cơ bản sau:

Luận án đã tóm tắt tổng quan về tình hình nghiên cứu, xác định rõ khoảng trống nghiên cứu từ đó xây dựng khung lý thuyết về quản lý chi NSNN cho ĐTXDCB trong quân đội; các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội theo năm nội dung: Phân cấp quản lý chi, lập dự toán chi, tổ chức thực hiện chi, quyết toán chi, kiểm tra và kiểm soát chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Trên cơ sở đó, Luận án đã phân tích thực trạng quản lý chi NSNN cho ĐTXDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân giai đoạn 2015-2020. Kết quả cho thấy phân cấp quản lý chi NSNN được thực hiện rõ ràng, minh bạch; lập kế hoạch ngân sách đã căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt; lựa chọn nhà thầu cơ bản đúng theo quy định; cấp phát, thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác, đảm bảo tiến độ giải ngân; quyết toán được đẩy mạnh, tập trung xử lý các dự án tồn đọng; thanh tra, kiểm tra đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế, thiếu sót trong các khâu quản lý, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch ngân sách còn giàn trải; phân bổ dự toán chưa khoa học; một số công trình thanh toán khối lượng hoàn thành, giải ngân chậm, chấp hành chưa nghiêm các quy định về tạm ứng và thu hồi tạm ứng; công tác lập báo cáo quyết toán và phê duyệt báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành đều chậm trễ so với quy định. Những tồn tại hạn chế trên có nguyên nhân tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng; năng lực của chủ đầu tư có nội dung còn hạn chế, việc áp dụng quy định về lựa chọn nhà thầu có nội dung chưa phù hợp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; hệ thống luật pháp, chính sách còn chồng chéo, chưa rõ ràng; áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý còn hạn chế.

Trên cơ sở khái quát về lý luận, quan điểm, định hướng hoàn thiện, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân nêu trên. Luận án đề xuất 06 nhóm giải pháp vừa có tính định hướng, vừa có tính cụ thể bao gồm: (i) Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức

bộ máy, nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tham gia; (ii) Nhóm giải pháp phân cấp quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản; (iii) Nhóm giải pháp về lập dự toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản; (iv) Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản; (v) Nhóm giải pháp về quyết toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản; (vi) Nhóm giải pháp về kiểm tra và kiểm soát lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Đồng thời, tác giả cũng kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng một số nội dung nhằm hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm kết hợp với kiểm tra, kiểm soát. Trong đó tập trung sửa đổi Luật đấu thầu, xây dựng cơ chế kiểm soát, thanh toán chi ngân sách cho các công trình có yếu tố bí mật, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản.

Tác giả hy vọng với các quan điểm, định hướng và các giải pháp đề xuất, kiến nghị sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ quản lý Quân chủng PK-KQ cũng như Bộ Quốc phòng trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Thái Doãn Hạnh (2021), “Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách quốc phòng cho đầu tư xây dựng cơ bản”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 04 (213/2021), tác giả.

2. Thái Doãn Hạnh (2021), “Quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân. Thực trạng và một số khuyến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 05 (214/2021), tác giả. 3. Thái Doãn Hạnh (2021), “Bàn về vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản - Một số

kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 07 (216/2021), tác giả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Đức Anh (2013), Trong nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Lê Xuân Bá (2009), “Một số vấn đề về phân cấp đầu tư công giữa trung ương và địa phương”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế.

3. Nguyễn Thị Bình (2012), Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bình (2010), Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Huy Chí (2016) với đề tài “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Quốc phòng (2017), Chỉ thị số 84/CT-BQP ngày 04/3/2017 của Bộ Quốc phòng về việc xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách quốc phòng giai đoạn 2017-2020, Hà Nội.

7. Bộ Quốc phòng (2017), Thông tư số 88/2017/TT-BQP ngày 17/4/2017 quy định một số nội dung về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong BQP, Hà Nội.

8. Bộ Quốc phòng (2017), Chỉ thị số 129/2017/TT-BQP ngày 12/11/2017 về tăng cường quản lý đầu tư, mua sắm và đấu thầu trong BQP, Hà Nội.

9. Bộ Quốc phòng (2017), Công văn số 2145/BQP-TC ngày 04/3/2017 của Bộ Quốc phòng về việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nguồn vốn cấp phát trong Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

10. Bộ Quốc phòng (2017), Công văn số 7393/BQP-KHĐT ngày 29/6/2017 của Bộ Quốc phòng về việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh TKBVTC-TDT, giải quyết những tồn đọng vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, Hà Nội.

11. Bộ Quốc phòng (2017), Thông tư số 101/2017/TT-BQP ngày 27/4/2017 quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trong BQP, Hà Nội.

12. Bộ Quốc phòng (2017), Thông tư số 190/2011/TT-BQP ngày 18/07/2017 quy định về quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong BQP, Hà Nội.

13. Bộ Quốc phòng (2017), Thông tư số 191/2017/TT-BQP ngày 17/8/2017 Sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 3 Thông tư số 88/2017/TT-BQP ngày 17/4/2017 quy định một số nội dung về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong BQP, Hà Nội.

14. Bộ Quốc phòng (2017), Thông tư số 223/2017/TT-BQP ngày 12/9/2017 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc các nguồn vốn đầu tư trong BQP, Hà Nội.

15. Bộ Quốc phòng (2017), Thông tư số 268/2017/TT-BQP ngày 20/10/2017 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong BQP, Hà Nội.

16. Bộ Quốc phòng (2017), Thông tư số 296/2017/TT-BQP ngày 24/11/2017 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trong BQP, Hà Nội.

17. Bộ Quốc phòng (2018), Công văn số 11583/BQP-TC ngày 16/10/2018 về việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư nguồn NSQP, Hà Nội.

18. Bộ Quốc phòng (2018), Thông tư số 63/2018/TT-BQP ngày 11/5/2018 của Bộ Quốc phòng ban hành quy chế xây dựng công trình chiến đấu, Hà Nội.

19. Bộ Quốc phòng (2020), Điều lệ công tác tài chính, Hà Nội.

20. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội.

21. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội.

22. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Hà Nội.

23. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Hà Nội.

24. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Hà Nội.

25. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, Hà Nội.

26. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng, Hà Nội.

27. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình, Hà Nội.

28. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình, Hà Nội.

29. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 8/7/2016 hướng dẫn

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng phòng không không quân (Trang 177 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)