Nhóm giải pháp về quyết toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng phòng không không quân (Trang 168 - 171)

6. Kết cấu của luận án

4.3.5. Nhóm giải pháp về quyết toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư

xây dựng cơ bản

(1) Nâng cao chất lượng quyết toán niên độ năm

Quyết toán ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án, QC PK-KQ phải thực hiện nghiêm quy trình quyết toán theo niên độ ngân sách năm, chỉ tổng hợp quyết toán đối với những hạng mục đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành, đầy đủ hồ sơ chứng từ quản lý chất lượng, hồ sơ quyết toán, thẩm định chặt chẽ giá trị đề nghị quyết toán của các chủ đầu tư được phân cấp theo quy định, tổng hợp báo cáo theo phân cấp để kiểm soát tỷ lệ tạm ứng, kiểm soát mức độ an toàn ngân sách. Ngoài các số liệu báo cáo theo quy định tại Nghị định 99/2021/NĐ-CP; Thông tư 96/2021/TT-BTC, cần báo cáo làm rõ về tỷ lệ giải ngân, tỷ lệ thanh toán để phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch

trong năm của từng dự án, phân tích nguyên nhân, biện pháp khắc phục.

(2) Nâng cao chất lượng nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản hoàn thành Nghiệm thu công trình chính là thống nhất, đánh giá chất lượng công trình với nhiều bên tham gia như: Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, tư vấn giám sát. Trên tình hình thực tế, chất lượng nhiều công trình, dự án trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đảm bảo về nhiều khía cạnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên như trong quá trình thi công Nhà thầu không trung thực về khối lượng thực tế hoặc chất lượng công trình để bù đắp các khoản chi phí phát sinh như: tiền hoa hồng, các khoản chi phí phát sinh để có được dự toán cao, được trúng thầu, được nghiệm thu thanh toán, được quyết toán... Để có được như vậy, không ít nhà thầu đã thông đồng với tư vấn giám sát, Chủ đầu tư….để bỏ qua các lỗi quy trình kỹ thuật, đưa vật tư có chất lượng kém, không đúng thiết kế được phê duyệt vào công trình. Các công trình này vẫn được nghiệm thu, thanh toán, thay đổi, bổ sung thiết kế, thay đổi chủng loại vật tư... làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình gây nên việc đầu tư không hiệu quả, gây thiệt hại cho NSNN nói chung và ảnh hưởng đến mục tiêu các công trình này về đảm bảo an ninh quốc phòng nói riêng. Trong thời gian tới để khắc phục tình trạng này Quân chủng Phòng không - Không quân cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với những cơ quan, cá nhân phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm trong công tác nghiệm thu công trình.

(3) Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng tổng hợp, thẩm tra, quyết toán dự án xây dựng cơ bản hoàn thành

Việc nâng cao chất lượng thẩm tra quyết toán không những nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản mà còn tác động đến ý thức, trách nhiệm của các chủ đầu tư. Để đảm bảo công tác quyết toán dự án hoàn thành đúng thời gian quy định, các cơ quan chức năng của Quân chủng đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vương mắc hoặc đề nghị Bộ Quốc phòng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quyết toán, đặc biệt là các dự án đã triển khai thực hiện, bàn giao đưa vào sử dụng từ lâu, nhưng đến nay chưa thể phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành do vướng mắc về cơ chế (các dự án triển khai thực hiện trong giai đoạn pháp luật cũ, đến nay hệ thống pháp luật đó đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế), trình tự thủ tục, thiếu hồ sơ, chứng từ theo quy định hiện hành. Tuy nhiên vẫn còn

tình trạng cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng, đầy đủ về quyết toán dự án xây dựng cơ bản hoàn thành, còn chủ quan trong lập báo cáo quyết toán, số lượng dự án, công trình chưa trình, thẩm định, phê duyệt quyết toán còn nhiều; một số chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức tới tổng hợp quyết toán, thời gian tổng hợp trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chậm so với thời gian quy định; hoặc trình hồ sơ để đảm bảo thời gian nhưng hồ sơ còn thiếu và nhiều sai sót.

Để khắc phục triệt để những hạn chế nêu trên, Quân chủng PK-KQ cần chỉ đạo quyết liệt việc rà soát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán đặc biệt là các dự án đã hoàn thành, chậm lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán; xác định rõ nguyên nhân, khó khăn vướng mắc cụ thể của từng dự án, làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý, báo cáo người có thẩm quyền xem xét xử lý dứt điểm theo quy định. Thực hiện xử phạt đối với chủ đầu tư, nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình theo quy định hiện hành. Không để nhà thầu có vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán dự án xây dựng cơ bản hoàn thành được tham gia đấu thầu dự án, gói thầu mới. Cụ thể:

- Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán tăng khối lượng giá trị, không đúng thì ngoài việc giảm giá trị quyết toán còn bị xử phạt theo hình thức cụ thể. Đơn vị chủ đầu tư phải kiểm điểm quy rõ trách nhiệm cá nhân trong việc lập báo cáo quyết toán sai và đề xuất biện pháp xử lý sai phạm. Trường hợp đơn vị không đề ra quy chế rõ ràng, dẫn đến việc không quy kết được trách nhiệm cá nhân và mức phạt đối với các cá nhân thì thủ trưởng đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Muốn làm được như vậy phải có cơ chế phân công trách nhiệm rõ ràng, tránh trường hợp khi sai phạm thiếu căn cứ quy trách nhiệm từng cá nhân.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan thẩm tra trong việc thẩm tra quyết toán công trình, dự án hoàn thành, cụ thể có những hình thức xử phạt đối với việc đơn vị thẩm tra quyết toán thiếu trách nhiệm dẫn đến việc quyết toán sai. Trường hợp kiểm tra, kiểm soát phát hiện thấy sai phạm trong thẩm tra quyết toán thì cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán phải chịu trách nhiệm về mình, tùy từng mức độ sai phạm phải có hình thức xử lý nghiêm túc, tránh sai sót lặp lại nhiều lần.

tính chất phức tạp (đơn giá đền bù, dân khiếu kiện,…): Các cơ quan chuyên môn cần tham mưu BQP phê duyệt tách dự án thành hai dự án thành phần, gồm: Dự án GPMB riêng, và dự án ĐTXD riêng. Mục đích giúp cho việc quản lý tài chính dự án đơn giản hơn, có cơ chế tài chính thanh toán đặc biệt đối với dự án GPMB, linh hoạt trong khâu theo dõi tiền, rút và nộp tiền chi trả đền bù, sẽ đơn giản hóa quyết toán đối với dự án xây dựng. Giải pháp này sẽ tháo gỡ, không để xảy ra tình trạng có dự án chậm quyết toán kéo dài vướng giải phóng mặt bằng, dân đã bàn giao mặt bằng (do tự nguyện di chuyển hoặc cưỡng chế) nhưng vẫn còn khiếu kiện, không nhận tiền đền bù; do đó ảnh hưởng tiêu cực thực hiện giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư, ảnh hưởng đến quyết toán chung của cả dự án, gây khó khăn vướng mắc trong việc theo dõi khoản tiền giải phóng mặt bằng của dự án.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng phòng không không quân (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)