6. Kết cấu của luận án
4.3.4. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà
cho đầu tư xây dựng cơ bản
(1) Phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khoa học, phù hợp với nhu cầu của đơn vị
Dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB là cơ sở để phân bổ chi ngân sách nhà nước cho các dự án, là điều kiện quan trọng để tổ chức thực hiện dự án. Lập dự toán, phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng nhất thiết phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, công trình xây dựng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền. Đối với các dự án thực hiện đầu tư, phải có quyết định đầu tư từ trước thời điểm giao dự toán của năm kế hoạch, thời gian bố trí ngân sách để thực hiện các dự án đầu tư công đúng theo quy định của Luật đầu tư công. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc: bố trí tập trung ngân sách cho các dự án trọng điểm cần hoàn thành trong năm; bố trí đủ ngân sách để thanh toán các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành mà thiếu ngân sách; bố trí ngân sách để thanh toán dứt điểm các khoản nợ đọng; các chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết
toán; hạn chế phân bổ dự toán ngân sách nhỏ lẻ, dàn trải. Việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản phải được tiến hành trên cơ sở rà soát tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân của các dự án, căn cứ vào đề nghị của các chủ đầu tư theo đúng thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Quân chủng xem xét, tổng hợp báo cáo BQP điều chỉnh dự toán ngân sách thừa của dự án này sang thanh toán cho dự án khác thiếu dự toán ngân sách; điều chỉnh giảm đối với các dự án chậm tiến độ, không có khả năng giải ngân hết; không đề nghị chuyển ngân sách sang năm sau.
(2) Nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu: Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu theo hướng công khai, minh bạch thông tin trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu về gói thầu, giá trị gói thầu, thời gian, hình thức, phương thức thực hiện, hình thức hợp đồng ngay sau khi được phê duyệt hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán chi tiết. Tuân thủ nghiêm các quy định Luật đấu thầu, Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Quốc Phòng; Phân chia gói thầu trong đấu thầu khoa học, đúng luật, không đưa ra các điều khoản hạn chế nhà thầu tham gia hoặc điều kiện có lợi cho nhà thầu, xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm trong hoạt động đấu thầu theo hướng cơ quan đơn vị đề xuất hình thức lựa chọn nhà thầu và cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Quân chủng về tính đúng đắn, công khai minh bạch trong đấu thầu. Thực hiện lộ tình đấu thầu qua mạng đúng quy định của pháp luật, không đề nghị chỉ định thầu trái pháp luật hoặc viện dẫn yêu cầu đảm bảo bí mật nhà nước không đúng quy định để đề nghị chỉ định thầu.
Nâng cao chất lượng lập dự toán giá gói thầu; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong việc lập và thẩm định hồ sơ mời thầu, lựa chọn những đơn vị tư vấn đủ năng lực chuyên môn, uy tín và kinh nghiệm trong đấu thầu để lập hồ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu. Quy định trách nhiệm cụ thể về luật pháp, trách nhiệm bồi thường vật chất để ngăn ngừa đơn vị tư vấn để lộ thông tin, có gian lận trong tổ chức đấu thầu. Hồ sơ mời thầu đảm bảo rõ ràng về yêu cầu kỹ thuật, khối lượng mời thầu và tiêu chí đánh giá, đảm bao tiêu chí khách quan, cạnh tranh trong chuẩn bị hồ sơ mời thầu bằng việc mô tả đầy đủ tính chất, yêu cầu kỹ thuật, nghiêm cấm các hành vi chỉ định hãng, chỉ định nhà sản
xuất trong đấu thầu.
Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về mốc thời gian trong đấu thầu, từ khâu cung cấp thông tin, đánh giá, trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, bảo đảm chất lượng thiết bị và công trình. Thực hiện nghiêm các qui định của BQP trong phân cấp trách nhiệm thực hiện đấu thầu. Tăng cường hơn nữa vai trò của chủ đầu tư và ban quản lý dự án theo hướng tạo sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện đấu thầu. Thực hiện phân cấp mạnh trong đấu thầu với việc giao nhiều quyền hơn cho chủ đầu tư quyết định, tạo ra sự khép kín trong đầu tư. Vì vậy cần nghiên cứu, ban hành quy định về việc các cơ quan chức năng tham gia giám sát công tác đấu thầu của chủ đầu tư.
Chấn chỉnh việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, không chia nhỏ gói thầu để tổ chức chỉ định thầu. Cần áp dụng rộng rãi các hình thức đấu thầu để tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch. Kịp thời cập nhật những thay đổi về chi phí nhân công, máy thi công, giá nguyên vật liệu, giá ngoại tệ để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu.
Việc lựa chọn hình thức hợp đồng phải phù hợp với gói thầu, tránh tình trạng phải điều chỉnh, làm chậm tiến độ, gây lãng phí. Các điều khoản của hợp đồng được ký kết phải đảm bảo tính pháp lý cao, bao hàm những nội dung chủ yếu theo qui định, chú trọng việc ký kết hợp đồng đối với hình thức chỉ định thầu. Tuân thủ đúng các qui định, hướng dẫn của Nhà nước về ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng.
(3) Giao dự toán chi NSNN cho ĐTXDCB ra kho bạc để kiểm soát, thanh toán: Hiện nay, Phòng Tài chính Quân chủng chịu trách nhiệm kiểm soát, thanh toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản bằng hình thức rút dự toán từ kho bạc nhà nước đối với nguồn vốn quốc phòng thường xuyên, quy định này yêu cầu Phòng Tài chính Quân chủng phải gắn trách nhiệm kiểm soát, làm nhiệm vụ của kho bạc nhà nước. Tuy nhiên Phòng Tài chính Quân chủng chỉ kiểm soát về trình tự, thủ tục, không chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của nội dung thanh toán và khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành do đơn vị đề nghị. Điều đó không giải quyết được vấn đề khi chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu bắt tay nhau đề nghị thanh toán khi khối lượng hoàn thành chưa đầy đủ, để giải quyết vấn đề này, cần mạnh dạn giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu
tư xây dựng cơ bản ra kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản, kho bạc nhà nước giữ vai trò cơ quan kiểm soát, thanh toán theo quy định hiện hành để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động thanh toán, Phòng Tài chính chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát đối với các dự án có yêu cầu bảo về bí mật nhà nước: công trình chiến đấu, công trình huấn luyện chiến đấu....
(4) Tuân thủ quy trình cấp phát, thanh toán: Trong giai đoạn khảo sát, mặc dù cơ chế, chính sách về kiểm soát, thanh toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều thay đổi, hình thức cấp phát có tính đặc thù nhưng công tác kiểm soát, thanh toán ở Quân chủng Phòng không - Không quân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, việc tạm ứng cho các hợp đồng được khống chế ở mức vừa phải, phù hợp với quy định của Nhà nước về hợp đồng xây dựng, hạn chế được rủi ro về thanh khoản trong thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên việc thanh toán một số dự án còn chậm về trình tự, thủ tục, nhất là các dự án có điều chỉnh tổng mức đầu tư; công tác nghiệm thu giữa chủ đầu tư, nhà thầu và tổng hợp giá trị khối lượng hoàn thành để hoàn tất thủ tục thanh toán ngân sách còn chậm. Trong quá trình thực hiện dự án đã phát sinh nhiều vấn đề (như khối lượng thay đổi, chênh lệch giá vật liệu, hệ số nhân công điều chỉnh...) phải giải quyết qua nhiều nhiều thủ tục nên ảnh hưởng rất lớn tới việc thanh toán. Số dự toán ngân sách giải ngân, thanh toán khối lượng hoàn thành khó sát với thực tế, vì chỉ kiểm soát thanh toán trên hồ sơ. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý cấp phát, thanh toán, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cần triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Một là, công tác cấp phát, thanh toán ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản cần chấp hành theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. Việc cấp phát, thanh toán ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản phải trên cơ sở hợp đồng và dự toán ngân sách được giao, đề cao trách nhiệm của các chủ đầu tư trong giám sát thi công, quản lý chất lượng công trình và công tác nghiệm thu thanh toán khối lượng. Chấp hành nghiêm các nguyên tắc thanh toán theo quy định của Bộ Quốc phòng về quản lý, cấp phát, thanh toán ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản cấp phát qua hệ thống tài
chính quân đội và các quy định về thanh toán ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của Chính phủ, Bộ Tài chính đối với nguồn ngân sách cấp phát qua kho bạc nhà nước. Mặt khác, đối với những dự án do bộ Quốc phòng kiểm soát, thanh toán do các chủ đầu tư ở xa, hồ sơ đề nghị thanh toán chủ yếu gửi qua đường công văn, vì vậy trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán tiến hành xem xét, thanh toán cho nhà thầu theo đề nghị của đơn vị. Việc thanh toán tiến hành theo nguyên tắc: thanh toán trước, kiểm soát sau, ở từng lần thanh toán, và kiểm soát trước, thanh toán sau, ở lần thanh toán cuối cùng. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thanh toán được chặt chẽ và chính xác cần thiết phải tiến hành kiểm tra đột xuất tại công trường ở những thời điểm cuối năm hoặc khi phát hiện có dấu hiệu kê khai khống khối lượng thực hiện để xin thanh toán.
Hai là, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thanh toán ban đầu: Hồ sơ ban đầu là vô cùng quan trọng để công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản được thông suốt, an toàn và đảm bảo tính hiệu quả trong việc xuất quỹ NSNN. Việc kỉểm tra hồ sơ ban đầu được xem như là yêu cầu bắt buộc của cơ quan kiểm soát thanh toán. Kết quả kiểm tra phải được thông báo chính thức bằng văn bản tới những đối tượng liên quan để có cơ sở hoàn thiện, chỉnh sửa, không làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát thanh toán sau này. Nội dung kiểm soát cần được hoàn thiện theo hướng như sau:
- Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ cán bộ phụ trách thanh toán tiến hành cùng với kiểm tra các dự toán trúng thầu và nếu có sai sót cần thông báo bằng văn bản chính thức cho các bên liên quan để tiến hành điều chỉnh lại giá trúng thầu.
- Để kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành trở thành một giải pháp hữu hiệu trong quản lý dự án xây dựng, cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban và cán bộ chuyên môn đối với từng khâu trong quy trình để làm cơ sở xử lý các vi phạm trong quá trình thực hiện. Phân công bộ phận tư vấn giám sát, cán bộ kỹ thuật bên A chịu trách nhiệm kiểm tra khối lượng, thời điểm nghiệm thu các công việc hoàn thành; cán bộ tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong phần tính toán giá trị khối lượng.
xây dựng cơ bản: Trong giai đoạn khảo sát, mặc dù Quân chủng Phòng không - Không quân đã nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ công tác giải ngân, chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhà thầu để tháo gỡ khó khăn vướng mắc tuy nhiên tỉ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quân chủng. Kết quả giải ngân thấp do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan, tuy nhiên nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhất là các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện. Một số chủ đầu tư chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công tác lập dự toán chi ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân; công tác chuẩn bị đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà thầu chậm, giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần xác định việc đẩy mạnh giải ngân dự toán ngân sách là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị. Kết quả giải ngân dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và cá nhân được phân công quản lý. Qua đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc giải ngân, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ dự toán ngân sách cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài, đảm bảo sự đồng bộ giữa tỷ lệ giải ngân và bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện; tổ chức nghiệm thu, thanh toán ngay khi có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành; chủ động rà soát điều chuyển dự toán ngân sách theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu ngân sách. Có chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao dự toán ngân sách, thực hiện và giải ngân ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản. Thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản.
(6) Xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm soát thanh toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản cụ thể theo tình hình thực tế:
- Kiểm tra khối lượng để xác định đúng đắn, khách quan khối lượng được thanh toán có đúng hay không, đúng cần đối chiếu, so sánh:
+ Khối lượng ghi trong hồ sơ thiết kế (bản vẽ và dự toán) với khối lượng ghi trong biên bản nghiệm thu tương ứng.
+ Khối lượng thể hiện trong bản vẽ hoàn công với khối lượng ghi trong biên bản nghiệm thu.
+ Khối lượng ghi trong biên bản nghiệm thu với bảng kê chi tiết khối lượng thực hiện.
- Kiểm tra việc xác định giá trị khối lượng thực hiện có đúng hay không