7. Kết cấu của đề tài:
1.1.3 Đặc điểm của việc làm thêm:
Trước hết, việc làm thêm cũng là việc làm nên cũng có những đặc điểm giống với việc làm là phải có 3 yếu tố: Thứ nhất, các hoạt động việc làm chính là sự xuất phát của lao động; thứ hai, là tạo ra các giá trị cụ thể là thu nhập cho cá nhân lao động; cuối cùng chính là các công việc hợp thức hóa với pháp luật của Việt Nam.
Sau nữa, các hoạt động làm thêm là lao động rất đa dạng về hình thức bởi vì xuất phát từ những nhu cầu của cả hai bên sử dụng lao động, người lao động muốn có thêm các khoảng thu nhập khác từ các khoảng thời gian chính của cuộc sống, của những công việc chính. Còn những nhà thuê lao động chính là tận dụng nguồn lực đó vào những công việc khác nhau. Công việc làm thêm có thể là công việc nghiên về các lý thuyết – học
vấn: như dịch thuật, viết lách hay gia sư, cũng có thể là những công việc lao động đơn giản như nhân công, phục vụ,… hay cũng có thể là các hoạt động kết hợp cả hai yếu tố trên như hướng dẫn viên.
Không chỉ như vậy, khi lên trang tìm kiếm Google chỉ cần nhập thông tin tìm kiếm chính là từ khóa “việc làm thêm” thì Google sẽ cho ra một lượng rất lớn các kết quả tìm kiếm ấy cụ thể là con số 598.000.000 kết quả tương ứng cho cụm từ khóa trên, đặc biệt hơn nữa thời gian để có thể xuất ra con số lớn ấy là chưa đến 1 giây, chỉ cần 0.8 giây thôi mà đã cho ra hàng loạt các số liệu, các bài báo, tuyển dụng liên quan đến vấn đề này thì không còn gì để bàn cải đây chính là một vấn đề rất được quan tâm và tìm kiếm nhiều. Song song với từ khóa nóng đó còn cho thấy một sự thật rằng: Đây là một hình thức ngành nghề đa dạng và có thị trường khai thác rộng lớn, có tiềm năng phát triển và đáng chú ý.
Song, việc làm thêm là dạng công việc không có tính ổn định về thời gian làm việc, công việc có thể chia theo các ca trong ngày sáng, trưa, chiều tối, thậm chí có nhiều nơi có tuyển các công việc làm thêm qua đêm như các quán dịch vụ như cafe, trạm dừng chân hay các quán nhậu. Vì vậy có thể nhìn thấy rằng, một người đi làm thêm có thể làm nhiều nghề khác nhau trong một khoảng thời gian thực hiện công việc của họ, cũng có thể nói những người tham gia vào hoạt động lao động này thì công việc của họ có tính linh hoạt cao và tính thích ứng với công việc nhanh.
Việc làm thêm có gắn liền rất lớn với yếu tố thời gian, đặc biệt là quỹ thời gian riêng của cá nhân làm việc. Khi người có quỹ thời gian nhiều thì họ có thể sử dụng thời gian đó để tạo ra giá trị hoặc có thể sử dụng và phân chia ra phần thời gian sử dụng cho lao động, thời gian còn lại để nghỉ ngơi với sự phù hợp thể trạng sức khỏe riêng. Còn trường hợp ngược lại, khi quỹ thời gian của người lao động nằm ở mức thấp hoặc chỉ nằm ở mức trung bình thì cá nhân phải tìm các công việc thật sự phù hợp nếu không sẽ phản tác dụng với những yêu cầu và mục đích của lao động.
Không thể không bỏ qua điều này khi nói đến việc làm, đó chính là con dao hai lưỡi với những người tham gia lao động với hình thức này. Một hiện tượng không chỉ tồn
tại mặt ưu, tốt mà xuất hiện bên cạnh đó chính là những mặt nhược, tiêu cực của chính nó. Việc đi làm thêm của những con người lao động cũng vậy, chúng luôn luôn tồn tại song hành với nhau không có gì là tốt hoàn toàn cũng không thể tách rời những mặt tiêu cực ấy để làm chính bản thân hiện tượng ấy chỉ còn những tích cực. Vậy nên, người tham gia lao động dưới hình thức đi làm thêm buộc phải chấp những những cái tích cực mang đến với bản thân cũng như những tiêu cực đi song hành với những mặt lợi đó.
Sau nữa, ta phải hiểu rõ rằng việc làm thêm cũng là một đối tượng được các mặt xã hội quan tâm và có những chính sách phát triển cũng như những quy định tính chất tồn tại của nó trong nội hành pháp luật cụ thể là Bộ luật lao động Việt Nam (2019) thông qua hình thái của việc làm thêm. Không chỉ vậy, Bộ luật lao động (2019) còn nêu rõ tại điều 32 như sau: “ Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.”
Từ đó, ta có thể nhìn nhận vấn đề làm thêm đã tồn tại trong hệ thống luật pháp Việt Nam và có những luật định để bảo vệ quyền lợi cá nhân của người đi làm. Như vậy, làm thêm cũng được xem là một hình thức quan hệ lao động và không có sự phân biệt người làm việc toàn thời gian và bán thời gian. Chính vì vậy, nên khi hợp tác lao động dù cho là làm thêm cũng phải có giao ước hợp đồng của cả hai bên tham gia và hợp đồng phải đảm bảo các quyền lợi của cả hai.