7. Kết cấu của đề tài:
1.1.5.1 Ưu điểm của việc làm thêm:
Làm thêm chính là hướng đi khác của người có nhu cầu về công việc tức là họ sẽ chọn công việc đó theo những khả năng của bản thân bên ngoài khối lượng công việc chính để có thể tối ưu hóa khả năng lao động của bản thân và tận dụng được thời gian rảnh để tạo ra của cải vật chất đáp ứng những nhu cầu khác của họ thông qua tiền lương từ những công việc làm thêm mà người lao động thực hiện. Do đó, chính cá nhân lao động sẽ làm chủ được thời gian của bản thân hơn là những cá nhân làm việc toàn thời gian của một công việc nào đó vì bản thân chính là người lựa chọn công việc để thích hợp với khung thời gian và quỹ thời gian riêng của cá nhân lao động. Chính những khoảng thời gian làm thêm mà còn dư ra, cá nhân lao động có thể tham gia thêm các hoạt động xã hội khác, đặc biệt là với giới học sinh và sinh viên, những thành phần năng nổ, sáng tạo và có nhận thức mới về các hiện thực chính thời gian dư ra đó chính là chìa khóa cho sự phát triển lao động và nhận thức xã hội của thế hệ này. Không chỉ vậy, sự linh động trong thời gian làm việc còn giúp người lao động thuộc nhóm lao động này có thể sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống đời tư, cân bằng những yếu tố công việc và gia đình, cân bằng giữa
việc học tập, trau dồi những kiến thức chuyên ngành hoặc phổ thông với những giá trị công việc, xã hội,…
Là công việc dựa trên thời khóa biểu vào thời gian của cá nhân thực hiện công việc làm thêm, nếu khoảng thời gian hay quỹ thời gian mà cá nhân đó có nhiều thì việc làm không chỉ giới hạn ở việc làm chính và làm thêm mà còn nhiều ngành nghề khác có thể làm cùng một thời điểm. Cụ thể, làm thêm người lao động có thể cùng làm từ hai đến ba công việc trong nhiều khoảng thời gian khác trong lịch biểu thời gian của họ. Lấy ví dụ cụ thể như sau: Một cá nhân đi làm thêm với vị trí là tầng lớp tri thức (học sinh, sinh viên) ngoài thời gian công việc chính là đi học thì người chọn lao động thêm ở tầng này có thể chọn làm thêm một nghề khác hoặc nhiều nghề kết hợp với nhau như viết báo và cùng làm phục vụ hay có thể làm pha chế và bán hàng trực tuyến chẳng hạn,… Chính sự linh động trong quỹ thời gian và khả năng sắp xếp lao động của bản thân người thực hiện loại hình lao động này mà có thể làm nhiều công việc mà có thêm một số lượng thu nhập để sử dụng vào những mục đích khác của đời sống người lao động.
Như đã phân tích cụ thể ở phía trên và kèm theo đó chính là định nghĩa về làm thêm (công việc phụ xuất hiện sau các công việc chính thường ngày phải làm) thì ta có thể thấy những giá trị hiện hữu mà làm thêm mang lại như việc tăng thêm thu nhập, tăng khoản thu để chi vào các mục đích cá nhân. Nguồn thu không chỉ còn là nguồn đến từ một đầu nữa mà khi làm thêm người lao động có thêm nhiều khoản thu khác từ những công việc làm thêm mà họ đã chọn. Những khoảng thu đó sẽ chi vào những nhu cầu của cá nhân giúp cuộc sống của cá nhân lao động có được những điều kiện thoải mái hơn, thỏa mãn những nhu cầu khác. Ví dụ: Sinh viên học tại các cơ sở giảng dạy, nguồn thu chính của đa phần chính là nguồn cung cấp các phí sinh hoạt từ gia đình sinh viên đó, công việc chính của họ là đi học và trau dồi kiến thức đủ để ra trường, ngoài công việc chính nhiều sinh viên (cụ thể là hơn 80% sinh viên được khảo sát từ cuộc khảo sát của Hội sinh viên Việt Nam) đã lựa chọn việc đi làm thêm để có thêm nguồn thu nhập khác để ổn định đầu vào và ra cho các chi tiêu và sinh hoạt cá nhân trong môi trường đại học.
Làm thêm không chỉ tận dụng thời gian rảnh của bản thân người đi làm mà còn phát huy một số thế mạnh và tiềm năng bên trong con người của cá nhân lao động. Bản
thân con người chính là sự dung hòa của những yếu tố khác nhau không ai là giỏi hoàn toàn cũng không ai là kém hoàn toàn cũng như không phải một cá nhân chỉ có một điểm mạnh mà có rất nhiều nhưng không được khai thác hết. Và việc đi làm thêm chính là cơ hội để cá nhân lao động có thể phát huy những tiềm năng mà công việc chính chưa thể khai thác hết, phần nào là củng cố và có thể sử dụng những khả năng có thể không được trưng dụng. Ngoài ra, việc làm thêm như vậy là khai thác các thế mạnh, khi đi làm việc còn cho người lao động những kinh nghiệm khác mà không phải cơ sở giáo dục nào cũng có thể chỉ dạy cho người lao động, chính việc đi làm và cả đi làm thêm thì người lao động có thể rút ra những kinh nghiệm sống và kinh nghiệm làm việc phục vụ bản thân, cũng như tự hoàn thiện khả năng thích ứng công việc sau này. Cụ thể, một sinh viên thuộc hệ thống giáo dục về mảng lập trình và thiết kế trang mạng thì thế mạnh của người lao động đó chính là các mã lập trình chuyên về thiết kế, người lao động này không chỉ có khả năng cứng là lập trình mà còn có những kỹ năng mềm khác như giao tiếp, ngoại ngữ và khả năng giảng dạy,… Thì người lao động này có thể tận dụng những khả năng ngoài là phần cứng lập trình thì người đó sẽ chọn hướng đi làm thêm như tiếp thị (giao tiếp), các công việc về dịch thuật hay hướng dẫn viên (ngoại ngữ), làm gia sư về các môn học mà cá nhân lao động có khả năng giảng dạy,… Và khi đi làm những công việc kể trên, người lao động sẽ gặp những biến số của lao động, để khắc phục những sự cố trên thì cá nhân phải tìm cách xử lý những biến số đó để tiếp tục và đó sẽ là những kinh nghiệm để đời cho cá nhân lao động trong mọi ngành nghề. Từ đó có thể thấy được rằng, giá trị của việc đi làm thêm về mảng kinh nghiệm và tận dụng các khả năng khác là rất lớn.
Để có cái nhìn tiệm cận hơn về những ưu điểm kể trên, nhóm nghiên cứu xin trích dẫn một bài báo do một sinh viên năm 3 tên Quang của trường Đại học Sao Đỏ chia sẻ về những gì đã học được sau việc đi làm thêm với tên báo “ Sinh viên đi làm dưới góc nhìn của sinh viên” như sau: “Con người của tôi đã thay đổi rất nhiều khi trải qua từng công việc. Tôi học được cách nhanh nhạy hơn trong quan sát, học hỏi và trong việc làm quen với một môi trường mới. Tôi biết được giá trị của đồng tiền mình kiếm được nó khó khăn đến nhường nào từ đó trân trọng những công lao của bố mẹ nhiều hơn. Tôi học được cách nhẫn nại, học cách nói lời xin lỗi kể cả không có lỗi, học cách cảm ơn người khác một
cách chân thành. Những bài học về đối nhân xử thế, về cách sống, về tầm nhìn…mà bạn sẽ chẳng bao giờ học được ở trong trường lớp”.