Những cạm bẫy mà sinh viên khoa Địa Lý gặp phải khi đi làm thêm:

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 82 - 86)

7. Kết cấu của đề tài:

2.2.2.3 Những cạm bẫy mà sinh viên khoa Địa Lý gặp phải khi đi làm thêm:

Hiện nay, rất nhiều sinh viên ưu tiên chọn những công việc làm thêm để trang trải thêm sinh hoạt phí trên môi trường đại học. Với những ưu điểm như công việc thời vụ, có thể làm bán thời gian, kiếm thêm được thu nhập. Nhưng việc này không thực sự an toàn mà còn vướng phải rất nhiều rủi ro không phải ai cũng biết.

Việc làm thêm cho sinh viên hiện nay rất đa dạng với nhiều nhóm ngành và thời gian, tính chất tương ứng cho sinh viên lựa chọn. Hơn thế nữa với sự phát triển mạnh mẽ

của mạng xã hội và tốc độ công nghiệp hiện đại của thời đại 4.0 sinh viên càng có thêm nhiều nguồn thông tin để tiếp cận gần hơn với các công việc làm thêm. Nhưng đây cũng là điểm xuất hiện các vấn nạn dẫn dụ sinh viên sập bẫy khi chưa có sự tìm hiểu kỹ càng. Đối tượng dễ rơi vào các vấn nạn của việc làm thêm nhất chính là sinh viên năm nhất. Khi bước vào môi trường mới, có những bất cập và xa lạ chưa kịp thích nghi, thường sẽ dễ rơi vào tình trạng vun tiền quá tay khi mới bước lên thành phố. Mọi chi phí khá cao so với ở quê, hơn thế nữa ở môi trường mới sinh viên cần nhiều vật dụng tư trang để có thể độc lập sống một cuộc sống riêng với đầy đủ vật dụng như ở nhà. Vì vậy mà sinh viên năm nhất sẽ khó có thể kiểm soát được chi tiêu trong khoảng một đến hai tháng đầu tiên. Còn có những thú vui mới, những cuộc chơi mới sa hoa như một nghi thức hòa nhập với môi trường mới này. Những buổi gặp mặt làm quen, những tiết học đầu tiên với vô vàn sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu học tập mà bỏ qua khoảng chi phí được quy định trước đó. Vì vậy nên sau khoảng thời gian này, sinh viên năm nhất đổ xô đi tìm việc làm thêm, nhưng tâm lý lúc này chưa hiểu rõ hết về môi trường địa học cũng như những cạm bẫy gặp phải khi đi làm thêm, chưa biết được cách ứng phó với những trường hợp đó. Về sau sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thương tâm lý, ám ảnh trong suy nghĩ và thất thoát trong hành động. Với tâm lý chỉ muốn kiếm thêm tiền, sinh viên năm nhất dễ bị dẫn dụ vào các chiêu trò lừa đảo, dẫn dụ làm việc phi pháp, việc giá rẻ.

Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và sinh viên khoa Địa Lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng thường sinh hoạt và làm việc mới trong khu vực được gọi thân thuộc là “làng đại học” bản chất của vị trí này là đơn độc, hiểu lánh và âm u, khoảng cách di chuyển từ trường đến khu ký túc xá tập trung của sinh viên là khá xa. Đi vào thời điểm chiều tối hoặc các khung giờ hành chính vô cùng nguy hiểm, vì sự xa xôi hẻo lánh khi đi giữa hai bên là rừng chưa được khai thác, quy hoạch. Vì muốn độc lập, kiếm thêm chi phí sinh hoạt, trang trải cho cuộc sống đại học mà nhiều sinh viên bỏ qua việc xem xét mức lương có phù hợp với công việc hay không, chi phí đi lại và các đãi ngộ nhân viên có tốt hay không. Hoàn toàn chuyên tâm vào công việc mà bỏ quên mức độ làm việc có tỷ lệ thuận với mức lương mà mình nhận được. Điều này thấy rõ ở các sinh viên không có phương tiện đi lại. Bởi đa số câu hỏi mà

mà tuyển dụng dành cho sinh viên đi làm bán thời gian chính là vấn đề phương tiện di chuyển, việc sinh viên đi làm bằng xe buýt gây nên nhiều trở ngại lớn về vấn đề thời gian. Vậy nên, nhiều sinh viên thiếu phương tiện di chuyển mà được nhận vào làm sẽ có tâm lý bỏ qua sự bất công trong mức lương mình nhận chỉ cần có việc làm.

Bước lên môi trường đại học, sinh viên sẽ dần cảm thấy thân quen với cụm từ “vấn nạn đa cấp”, đây được xem là những chiêu trò dẫn dụ, đánh vào tâm lý của sinh viên, làm những việc nhẹ nhàng mà lương cao, chưa qua tìm hiểu và nghe đến cụm từ này, chắc hẳn nhiều sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú và dẫn thân vào vòng xoáy lừa đảo không lối thoát. Vấn nạn này là một hình thức buôn bán, kinh doanh các sản phẩm không rõ nguồn gốc mà các nhà phân phối chỉ diễn ra gián tiếp hoặc giới thiệu sản phẩm chứ ít xuất hiện trực tiếp với nhãn mác hàng cao cấp tung ra thị trường đánh vào tâm lý người mua với chất lượng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn, sản phẩm bán được sẽ chia theo hình thức khoa hồng. Nhưng đây chỉ là một mặt của vấn nạn này, có thể thấy trong nhiều năm trở lại đây, vấn nạn đa cấp đã xuất hiện tràn lan và phát triển rộng rãi với nhiều chiêu trò tinh vi hơn trước. Ví dụ chỉ với một tờ quảng cáo được dán ở cột điện nhưng ưu đãi về công việc quá hời, nhiều người sẽ bị mắc bẫy và bắt đầu dính líu đến. Đôi khi chỉ bằng một cuộc gọi bạn sẽ mất mọi thứ, ảnh hưởng từ cả tâm lý đến tiền của và sức khỏe.

Cũng từ những thứ dẫn dụ theo hình thức của vấn nạn đa cấp, các công ty ma bắt đầu xuất hiện. Hiểu đơn giản, công ty ma chính là những doanh nghiệp thành lập nhưng không đi vào hoạt động. Thường thấy nhất là loại hình công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) vì có thủ tục thành lập công ty đơn giản, dễ dàng, và ít chịu trách nhiệm về pháp lý, còn có các doanh nghiệp tư nhân. Dấu hiệu nhận biết của các công ty ma là có các trụ sở giao dịch ở nơi xa xôi hẻo lánh, ngõ ngách hẻm sâu và thường biến mất trong thời gian ngắn. Tuần xuất hóa đơn hoạt động thường nhiều, dồn dập vào một khoảng thời gian ngắn nhất định, nguồn gốc, tên chủ sở hữu thường không rõ ràng,...

Cuối cùng, một vấn nạn cũng dễ nhận thấy chính là việc bị xâm hại thân thể. Điều này xảy ra thường xuyên và nhiều nhất ở các bạn nữ. Đa phần những công việc như lễ tân, tiếp thị hay nhân viên giới thiệu sản phẩm,...chủ doanh nghiệp sẽ yêu cầu về mặt ngoại hình khi tuyển nhân viên, đây không chỉ là tuyển gương mặt đại diện cho bản thân

doanh nghiệp tuyển dụng mà còn đẩy các bạn sinh viên đến gần hơn vấn nạn xâm hại thân thể. Dễ thấy nhất là ở các quán nhậu, những nơi tiếp rượu hoặc những khu giải trí, quán cà phê. Gây nên sự đụng chạm, xâm phạm về thân thể. Hơn nữa, khi sinh viên đi làm ca đêm về một mình hoặc nhóm lẻ ít người sẽ dễ gặp các băng cướp, giật, hoặc thậm chí là đối mặt với “biến thái”. Suy cho cùng, việc làm thêm sẽ giúp ít được rất nhiều cho sinh viên, nhưng cũng khó tránh khỏi các vấn nạn làm tổn hại trực tiếp đến tâm lý, suy nghĩ, thân thể và sức khỏe của sinh viên trên môi trường đại học.

Qua đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng và cần thiết phải đề cập đến trong đề tài nghiên cứu “Tác động của vấn đề làm thêm đối với sinh viên khoa Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Để có cái nhìn tổng quát nhất và đưa ra được giải pháp, đánh giá để sinh viên có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết trước khi đi làm thêm. Những cạm bẫy mà sinh viên khoa Địa Lý gặp phải khi đi làm thêm qua khảo sát của hơn 100 bạn sinh viên thuộc khoa Đại Lý được thống kê qua bảng sau:

Bảng 2.5: Những cạm bẫy mà sinh viên khoa Địa Lý gặp phải khi đi làm thêm.

Qua khảo sát lấy ý kiến và thống kê từ bảng 2.5, Có thể thấy được có rất nhiều cạm bẫy mà sinh viên khoa Địa Lý cho ý kiến dễ gặp phải. Những cạm bẫy có nguy cơ cao được nhiều ý kiến đồng tình nhất là vấn nạn đa cấp, bị bóc lột sức lao động, công ty ma

với lần lượt số lượt ý kiến là 98, 96 và 96. Có tỷ lệ 24% đối với vấn nạn đa cấp và bị bóc lột sức lao động, cạm bẫy công ty ma có tỷ lệ 23%. Tiếp đến là xâm hại thân thể với 58 lượt ý kiến đồng tình, chiếm 14%, đây cũng là cạm bẫy dễ thấy đối với các bạn sinh viên nữ, vào khung giờ ca tối khuya, ở những môi trường mang tính thoáng như là các quán nhậu, quán cà phê.

Với tỷ lệ chiếm 11% trong tổng số, các trung tâm môi giới xa xôi hẻo lánh được

Một phần của tài liệu BẢN đề CƯƠNG NCKH CUỐI kỳ NHÓM12 (Trang 82 - 86)